Hiệp định CPTPP

Khảo sát, đánh giá chất lượng doanh nghiệp Việt Nam để thực thi hiệu quả CPTPP

(DNVN) - Nhằm cùng các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về CPTPP, Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Nam cùng các cơ quan liên quan tổ chức chương trình “Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp Việt Nam hội nhập CPTPP”. Sự kiện sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11.

Tham gia CPTPP, thu nhập của người lao động Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào? / Vì sao con đường trở lại với CPTPP của Mỹ sẽ khó khăn?

Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa 11 nền kinh tế hai bờ Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Sau nhiều năm đàm phán, Hiệp định này đã hoàn tất đàm phán cuối năm 2017, được ký chính thức đầu năm 2018 và dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng năm 2019.
CPTPP có sự tham gia của 11 quốc gia xuyên hai bờ Thái Bình Dương với mức độ và phạm vi cam kết sâu rộng dẫn đến môi trường và điều kiện kinh doanh toàn cầu nói chung và các quốc quốc gia trong khối CPTPP nói riêng có nhiều thay đổi. Điều này vừa tạo ra cơ hội mới nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Lễ kí kết chính thức Hiệp định CPTPP ngày 8/3 tại Santiago de Chile.

Lễ kí kết chính thức Hiệp định CPTPP ngày 8/3/2018 tại Santiago de Chile.

Với 30 chương với gần 6.000 trang văn bản tiếng Anh, CPTPP có khối lượng các cam kết lớn, phức tạp nhất mà Việt Nam từng có cho tới thời điểm hiện tại. Việc tìm hiểu và tận dụng được các cam kết này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.
Trong hoàn cảnh đó, Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và Ban chỉ đạo Liên ngành hợp tác Quốc tế về Kinh tế tổ chức Diễn đàn “Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp Việt Nam hội nhập CPTPP”. Sự kiện sẽ diễn ra vào tháng 11/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội.
Với cam kết mở của thị trường và giảm thuế quan theo lộ trình 10 năm tới.

CPTPP với cam kết mở của thị trường và giảm thuế quan theo lộ trình 10 năm tới.

Sự kiện được kỳ vọng sẽ tạo cầu nối gắn kết các doanh nghiệp tăng cường giao lưu, chia sẻ, thảo luận góp phần xây dựng và điều chỉnh các điều luật quốc tế cũng như chính sách, luật pháp riêng phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam góp phần tạo dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm quốc gia, mở rộng tự do hóa kinh tế, tạo thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần tạo dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm quốc gia trong tiến trình hợp tác khu vực và hội nhập quốc tế.
Sau một thời gian tiến hành, Ban tổ chức đã nhận được nhiều đề cử, giới thiệu doanh nghiệp tham gia chương trình “Khảo sát đánh giá chất lượng doanh nghiệp hội nhập CPTPP”.

Hữu Hoàng
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm