Nắm rõ quy tắc xuất xứ,vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp tiếp cận thị trường các nước tham gia CPTPP
Tận dụng CPTPP để gia tăng thu hút FDI / CPTPP: Sửa luật để thực thi hiệp định
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2019 quy định quy tắc ứng xử hàng hóa trong Hiệp định CPTPP (Thông tư số 03), có hiệu lực từ ngày 8/3/2019.
Như vậy, đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư số 03 có hiệu lực, các cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của hiệp định và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.
Tham gia CPTPP là thách thức với ngành dệt may Việt Nam
Bà Trịnh Thị Thu Hiền,Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thươngcho biết, giấy chứng nhận xuất xứ mẫu CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP. Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ do cơ quan, tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp.
Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà sản xuất đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 - 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý, cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu CPTPP và thương nhân phải lưu trữ hồ sơ, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày cấp dưới bất kỳ hình thức nào để truy cập xuất xứ nhanh chóng, bao gồm: điện tử, quang học, từ tính hoặc bằng văn bản theo quy định pháp luật của Việt Nam.
Ông Vũ Hùng Thịnh, Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhấn mạnh: So với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và tham gia, quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có các điểm mới về quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, hàng tái chế tạo.
Ngoài công thức tính hàm lượng giá trị khu vực RVC gián tiếp và trực tiếp còn có thêm công thức tính RVC theo giá trị tập trung và theo chi phí tịnh áp dụng đối với ô tô và phụ tùng ô tô. Do đặc thù cấu trúc danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng PSR trong CPTPP, Thông tư số 03 nêu rõ 3 danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, đối với xe và các bộ phận, phụ kiện, đối với các mặt hàng còn lại.
Ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh nhận định, đối với các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định CPTPP, để được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đảm bảo về xuất xứ hàng hóa. Nhằm thực hiện tốt vấn đề này, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên tìm hiểu, nắm rõ thông tin về quy tắc xuất xứ hàng hóa; thực hiện các quá trình đảm bảo về yêu cầu xuất xứ hàng hóa cũng như các hồ sơ, giấy chứng nhận theo quy định của nước nhập khẩu.
Để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện vấn đề xuất xứ hàng hóa, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh sẽ tích cực phối hợp với các bộ, sở ngành tổ chức các hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa, đồng thời mở các lớp đào tạo tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp.
Thông tư số 03 có 5 chương, 33 điều về các quy định chung, quy tắc chung về xuất xứ hàng hóa, quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ, quy định riêng đối với hàng dệt may, điều khoản thi hành và 9 phụ lục kèm theo. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo