Hiệp định CPTPP

Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã ngay lập tức được hưởng lợi từ EVFTA

Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ Giorgio Aliberti, cho biết, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã ngay lập tức được hưởng lợi từ EVFTA như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày.

Xuất khẩu cà phê tận dụng cơ hội gì từ EVFTA? / Tác động của Hiệp định EVFTA đến kinh tế Việt Nam và một số giải pháp đề xuất

Đại biểu tại Hội thảo chủ đề "EVFTA: Thành công bước đầu và Cơ hội trong tương lai" diễn ra tại Hà Nội sáng nay (16/12) nhấn mạnh, Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đã có tác động đáng kể đến thương mại song phương Việt Nam – EU kể từ khi có hiệu lực vào ngày 1/8/2020.

Tác động của Hiệp định EVFTA được thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) trong những tháng gần đây. Bên cạnh đó, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ EU vào Việt Nam trong 11 thángnăm 2020 đã tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều mặt hàng Việt Nam được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA. Ảnh minh họa.

Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy EVFTA đã và đang mở ra những cơ hội quan trọng cho sự phát triển bền vững của quan hệ thương mại song phương. EVFTA sẽ tiếp tục mang lại nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển bền vững của quan hệ thương mại song phương.

Chia sẻ tại Hội thảo, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ Giorgio Aliberti, cho biết, thời gian qua, nhiều hàng của Việt Nam đã ngay lập tức được hưởng lợi từ EVFTA như nông sản, thủy sản, dệt may da giày...EVFTA là một hiệp định mới toàndiện bao gồm nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn còn là một thách thức để các doanh nghiệp hiểu đầy đủ về các tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra trong hiệp định.

"Với tư cách là đơn vị hỗ trợ xúc tiến EVFTA, Phái đoàn EU tin rằng hiệp định này sẽ được thực hiện hiệu quả nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương", Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam khẳng định.

Đại sứGiorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam
Đại sứGiorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia của các cán bộ thuộc các cơ quan Chính phủ Việt Nam, thành viên các Hiệp hội Thương mại cũng như Cộng đồng Doanh nghiệp Châu Âu và Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hội thảo được kỳ vọng sẽ mang lại những quan điểm, góc nhìn mới cũng như kinh nghiệm thực tế về cách tận dụng tối đa các lợi ích của EVFTA, từ đó tạo thuận lợi cho thương mại, thu hút thêm nhiều đầu tư từ EU, và đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, EVFTA là cơ hội lớn để doanh nghiệp thúc đẩy xúc tiến thương mại và xuất khẩu, đồng thời cũng tạo áp lực lớn để thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện chuỗi cung ứng và tăng trưởng xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - EU.

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.

Hàng hóa từ EU chiếm 6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Thương mại giữa EU và Việt Nam đã tăng đều đặn trong những năm gần đây, trong đó Việt Nam xuất khẩu nhiều đồ nội thất, điện thoại, máy móc và giày dép sang các quốc gia thành viên EU. Các mặt hàng xuất khẩu chính của EU sang Việt Nam bao gồm máy bay, máy móc, dược phẩm và thiết bị điện.

EVFTA có hiệu lực đúng thời điểm kinh tế-thương mại toàn cầu đang chịu tác động nặng nề do đại dịch Covid-19. Điều này đã góp phần thúc đẩy các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngày càng tăng, trong đó Việt Nam nhanh chóng trở thành một nước thụ hưởng. EU đã trở thành một trong những điểm đến hàng hóa lớn nhất (tính theo giá trị) của Việt Nam.

Hiệp định EVFTA được kỳ vọng tạo thêm động lực cho tuyến đường thương mại quan trọng này và là một bước quan trọng đảm bảo sự an tâm cho các nhà đầu tư EU vào Việt Nam cũng như các doanh nghiệp toàn cầu khác đang tìm cách thiết lập hoặc phát triển hơn nữa các liên kết thương mại giữa Việt Nam và EU.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm