Hiệp định CPTPP

Phấn đấu gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình cao

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế đều chậm lại, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã hồi phục rõ nét và GDP tăng trung bình 6,84% trong giai đoạn 2016-2020, cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra và là mức tăng cao nhất trong ba kỳ kế hoạch gần đây. Kết quả này là tiền đề quan trọng để Việt Nam...

Thị trường bán lẻ, thương mại điện tử, logistics: Cơ hội thuộc về ai? / Ngành dịch vụ hậu cần: Mở rộng quy mô thị trường nhờ CPTPP

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

GDP có thể tăng 7%/năm

Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2015, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH và ĐT) đưa ra hai kịch bản tăng trưởng GDP. Kịch bản cơ sở: tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt trung bình 7%/năm; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định với các chỉ tiêu lạm phát khoảng 3,5% đến 4,5%; tỷ lệ vốn đầu tư/GDP dự kiến ở mức 31% (giảm so với tỷ lệ 33,5% của giai đoạn 2016 - 2020). Hiệu quả đầu tư tiếp tục được cải thiện, hệ số ICOR đạt trung bình 6. Năng suất lao động được cải thiện hơn với tốc độ tăng trung bình 6,3%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.688 USD. Như vậy, với kết quả tính toán của kịch bản này, theo tiêu chí phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam sẽ bước vào nhóm các quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Còn ở kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt trung bình 7,5%/năm nếu Việt Nam tận dụng và phát huy tốt hơn nữa các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy nhanh việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới; ổn định vĩ mô được duy trì với các chỉ tiêu lạm phát khoảng 3,5% đến 4,5%; hiệu quả vốn đầu tư được cải thiện tốt hơn, hệ số ICOR trung bình đạt 5,8. Năng suất lao động được cải thiện hơn với tốc độ tăng trung bình 6,8%. GDP bình quân đầu người đạt 4.798 USD.

Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Phó Giám đốc NCIF nhấn mạnh: Đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ chuyển đổi quan trọng gắn với cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên các đột phá về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ với nhiều thuận lợi và thách thức đan xen. Trong giai đoạn này, mô hình tăng trưởng được kỳ vọng cải thiện mạnh hơn, động lực tăng trưởng được duy trì và thúc đẩy bởi khoa học - công nghệ; khu vực tư nhân; ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo và bán buôn, bán lẻ. Đáng lưu ý, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học - công nghệ. EVFTA có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 4,3% và CPTPP tăng thêm 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 44,4%; xuất khẩu sang các nước trong CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%.

Trưởng Ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp (thuộc NCIF)Trần Toàn Thắng phân tích: Giai đoạn 2021 - 2025 vừa giữ vai trò là giai đoạn kế hoạch mới, vừa là giai đoạn mở đầu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thứ 3 (2021 - 2030) nên tăng trưởng và phát triển kinh tế của giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế của cả giai đoạn 2021 - 2030 trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thoát bẫy thu nhập trung bình. Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình vượt bẫy thu nhập trung bình và bắt kịp một số nền kinh tế châu Á, Việt Nam cần nỗ lực tạo dựng nền tảng cho tăng trưởng cao ngay từ những năm đầu.

 

Tạo động lực phát triển

Các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài thống nhất quan điểm rằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay và có nhiều khả năng tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đến từ sự thay đổi nhanh chóng của thế giới do tác động của cuộc CMCN 4.0, sự giảm tốc của kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu. WB cảnh báo, mô hình kinh tế Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số nhanh, khả năng giảm tốc độ tăng năng suất, hình thành vốn và tỷ lệ sinh lời đầu tư thấp… Do đó, mặc dù Việt Nam có tiềm năng để duy trì thành công trong sự phát triển của mình, vẫn cần tiếp tục có những bước đi đúng đắn để nắm bắt cơ hội trong tương lai và quản lý rủi ro. Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ quá trình phát triển của Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam cho rằng, bên cạnh lợi ích kinh tế, các hiệp định thương mại, trong đó có CPTPP và EVFTA sẽ mang lại những thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ về các vấn đề liên quan. Trong các khuyến nghị chính sách nhằm hướng đến mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao một cách bền vững đi kèm với ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2021 - 2025, NCIF nhấn mạnh đến nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD). Đây là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong giai đoạn tới cần tăng cường năng lực của bộ máy nhà nước; xây dựng một bộ máy nhà nước hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, mở rộng thực hiện Chính phủ điện tử nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và cung cấp dịch vụ công; đẩy nhanh quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất cắt bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu tại Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Bộ Tài chính đang nghiên cứu đề xuất miễn phí môn bài cho DN trong năm đầu tiên thành lập, đồng thời xây dựng các dự thảo văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Quản lý thuế theo hướng cắt giảm nhiều thành phần hồ sơ để rút ngắn tổng thời gian nộp thuế… Đây là những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện MTKD năm 2020 - 2021, hướng đến MTKD minh bạch, giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo niềm tin cho DN. Theo Thứ trưởng KH và ĐT Vũ Đại Thắng, Bộ sẽ tổng hợp và xây dựng báo cáo Chính phủ về MTKD của Việt Nam năm 2019, trong đó đưa ra các đánh giá kết quả, nguyên nhân và giải pháp đối với từng chỉ số xếp hạng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, việc cắt giảm thủ tục có tác động rất lớn tới điểm số MTKD của Việt Nam, dư địa cải cách nằm ở việc tập trung triển khai thực hiện tốt các thủ tục, qua đó rút ngắn thời gian thực hiện, đặc biệt là thủ tục nộp thuế và bảo hiểm xã hội.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm