Tỷ lệ hàng Việt Nam ở thị trường các nước tham gia CPTPP còn thấp
CPTPP sẽ gia tăng nguồn cung hàng hóa cho ngành phân phối, thương mại và logictics / CPTPP được thực thi: Lo nhất là ngành chăn nuôi, chế biến thịt
Sáng 5/12, tại TP HCM, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Ngành Dệt may- Giày dép- Đồ gỗ- Đồ uống Việt Nam trước cơ hội và thách thức từ Hiệp địnhĐối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương-CPTPP với những cam kết cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường của 11 nền kinh tế tham gia hiệp định là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp định đặc biệt quan trọng với các ngành dệt may, giày dép, đồ gỗ và đồ uống vì đây là những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Hàng dệt may của Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu đạt 10,4% trong 9 tháng đầu năm 2019. |
Cụ thể, năm 2018, dệt may dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu với 35 tỷ USD, giày dép đạt 16,8 tỷ USD, đồ gỗ gần 8,5 tỷ USD, đồ uống gần 376 triệu USD. Các ngành này cũng có kim ngạch nhập khẩu cao, chủ yếu là nhập nguyên liệu và so sánh thì cả 4 ngành đều xuất siêu. Thực tế tại thị trường các nước tham gia CPTPP, tỷ lệ hàng Việt nhập vào còn rất thấp nên tiềm năng để khai thác lớn.
Khi CPTPP có hiệu lực, số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này đáp ứng được các yêu cầu để được vào thị trường các nước tham gia, để hưởng ưu đãi thuế quan chưa nhiều vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa thực sự nắm bắt và vận dụng được các quy định.
Hiệp định CPTPP ở phần thương mại hàng hoá, cam kết quan trọng nhất là thuế quan và ở từng quốc gia thành viên, thời điểm giảm và tỷ lệ giảm thuế là không giống nhau. Về cơ bản, các quốc gia cam kết xóa bỏ từ 78%-95% số dòng thuế cho hàng Việt vào thị trường của họ ngay khi hiệp định có hiệu lực, cuối lộ trình là bỏ 97-100%.
Các doanh nghiệp phải ưu tiên thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá vì đây là điều kiện quan trọng nhất để hưởng lợi về thuế. Quy tắc xuất xứ không thể thay đổi ngày một ngày hai mà cần phải có sự thay đổi trong tìm kiếm nguồn cung, quy trình sản xuất để đạt được. Đây cũng chính là khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp phải nỗ lực mới có thể vượt qua.
ÔngVõ Tân Thành, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: "Bên cạnh cơ hội thì thách thức của chúng ta là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp còn thấp, cho nên cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu và cả trên sân nhà rất vất vả. Rồi các quy định rất phức tạp, như muốn đẩy mạnh xuất khẩu da giày thì quy định xuất xứ hàng hoá quy định rất chi tiết, phức tạp mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu hết để tận dụng".
End of content
Không có tin nào tiếp theo