Hiệp định CPTPP

Thách thức của người lao động khi gia nhập CPTPP

Ngày 24/6, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì và thuyết trình giảng dạy tại hội nghị…

Rà soát chặt chẽ giá điện cho người thuê trọ tại Thủ đô / CPTPP: Xây dựng Nghị định quy định xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu

1

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội nghị.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh về mối quan hệ lao động và cho biết, có 5 vấn đề lớn đặt ra: Nhận thức của các chủ thể trong quan hệ lao động còn nhiều hạn chế; vì nhiều lý do, người lao động luôn ở thế yếu; công đoàn cơ sở hoạt động còn hạn chế; quy định pháp luật chưa hoàn thiện và những tranh chấp lao động có xu hướng phức tạp.

“Mỗi công nhân không thể tạo nên sức mạnh trong đấu tranh đòi quyền lợi mà cần có sự liên kết, đó cũng là lý do ra đời của tổ chức Công đoàn”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị.

Gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, nhưng mức độ như thế nào còn tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể. Song song đó, cũng tồn tại không ít thử thách. CPTPP nhấn mạnh nhiều đến quyền lao động, cũng như bảo vệ tính bền vững của môi trường, giúp người lao động và DN.

Trong lĩnh vực lao động và công đoàn, CPTPP đề cập đến các nội dung cơ bản (có liên quan đến Việt Nam) gồm: Thực hiện tất cả các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản; đối với các cam kết chung về lao động. Các nước đồng ý cho Việt Nam lộ trình 3 năm để tiến hành sửa đổi, điều chỉnh luật pháp cho phù hợp, cũng như tổ chức thực thi có hiệu quả.

Thời gian không áp dụng trừng phạt thương mại là 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực đối với việc thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở (ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam), thời gian không trừng phạt thương mại là 7 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực đối với nghĩa vụ cho phép các tổ chức của người lao động tại cơ sở được phép liên kết với nhau.

Việt Nam cam kết thực hiện tất cả những tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản. Đó là những điều kiện chắc chắn tốt cho người lao động, mang lại quyền lợi cho họ. Việt Nam cam kết 3 lộ trình với 3 năm hoàn thiện pháp luật phù hợp tiêu chuẩn trong hiệp định, chậm nhất 5 năm (quyền thành lập) và 7 (quyền liên kết các tổ chức người lao động với với nhau).

Gia nhập CPTPP, người lao động có cơ hội học hỏi tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó nâng cao trình độ tay nghề; có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, cơ hội có thu nhập cao, bình đẳng với người lao động trong khu vực và quốc tế; được rèn luyện trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, từ đó nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, chất lượng, năng suất lao động; có sức chống đỡ với áp lực cạnh tranh, môi trường làm việc quốc tế; quản lý, quản trị lao động, nguồn nhân lực...

 

Tại hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu đã thuyết trình các chuyên đề về: “Một số vấn đề lớn đặt ra trong lĩnh vực quan hệ lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay”; “Cơ hội và thách thức của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập CPTPP”; “Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới công nhân và hoạt động công đoàn”…

Theo laodong.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm