Hiệp định CPTPP

Thực thi CPTPP: Quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ có nhiều sửa đổi

Để thực thi hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Luật Sở hữu trí tuệ là 1 trong tổng số 8 luật cần phải sửa đổi, bổ sung.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường CPTPP: Đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe / CPTPP: Khẩn trương triển khai biện pháp năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Trần Tuấn Anh (thứ nhất, phải, hàng sau) cùng đại diện 10 nước tham gia lễ ký Hiệp định CPTPP chụp ảnh chung tại Santiago. Ảnh: AFP/ TTXVN

Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Bộ Công Thương đã xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ để thực thi CPTPP theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo đó, ngày 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm,Luật Sở hữu trí tuệ.

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phóng viên: Xin ông cho biết những thay đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ vừa được Quốc hội thông qua, liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ?

Ông Lê Ngọc Lâm: Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đượcQuốc hội Việt Namkhóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày29/11/2005và có hiệu lực vào ngày1/7/2006, Luật Sở hữu trí tuệ quy định vềquyền tác giả,quyền liên quan đến quyền tác giả,quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối vớigiống cây trồngvà việcbảo hộcác quyền đó.

 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Về trình độ sáng tạo của sáng chế, Luật quy định sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Các đơn đăng ký sáng chế, chỉ dẫn địa lý được nộp trước ngày 14/1/2019 được tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12.

 

Các hợp đồng sử dụng nhãn hiệu đã ký kết giữa các bên nhưng chưa được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trước ngày 14/1/2019 chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba kể từ ngày 14/1/2019.

Các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý trước ngày 14/1/2019 nhưng chưa giải quyết xong thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 để giải quyết.

Phóng viên:Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ quy địnhquyền bảo hộ sở hữu trí tuệ ở mức rất cao, liệu điều này có gây "khó" cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cần thay đổi gì để tự bảo vệ mình không, thưa ông?

Ông Lê Ngọc Lâm: Quy định quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ tại CPTPP ở mức rất cao, cao hơn mức bảo hộ tại tất cả nhữngHiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam từng tham gia, phần lớn các FTA đều dựa vào mức trần của hiệp định TRIPS (Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ) khi Việt Nam thông qua hiệp định TRIPS, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Việt Nam phải thực thi các chuẩn mực về bảo hộ mà TRIPS đưa ra. Tuy nhiên, yêu cầu của CPTPP còn cao hơn TRIPS.

Các quy định bảo hộsở hữu trí tuệ đưa ra tại CPTPP nhằm bảo vệ cho các đối tượng sáng tạo, cho các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp có kết quả sáng tạo, bảo vệ các thành quả kinh doanh của các doanh nghiệp chứ các quy định không đặt ra để gây "khó" cho các doanh nghiệp.

 

Đơn cử như nội dung Luật vừa ban hành, đối với sáng chế Việt Nam tăng thời gian ân hạn từ 6 tháng lên 12 tháng, điều này rất có lợi cho nhà nghiên cứu, bởi các nhà nghiên cứu sau khi nghiên cứu thành công các công trình thường vội vã công bố trên các tạp chí quốc tế danh tiếng, chính việc đăng đó vô hình chung có thể làm mất tính mới của sáng chế và sau đó mới đi đăng ký.

Tuy nhiên, Luật hiện hành quy định thời gian ân hạn là 6 tháng, đối với luật mới đã tăng lên 12 tháng, như vậy các nhà khoa học sau khi công bố các công trình khoa học có cả 1 năm để chuẩn bị các công việc cần thiết để nộp đơn, trong trường hợp đó, bài báo công bố không làm mất tính mới của sáng chế và quyền của sáng chế đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

Đối với nhãn hiệu, theo CPTPP, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trước đây theo luật hiện hành cho phép giữa hai tổ chức, cá nhân có thể chuyển giao và phát sinh quyền giữa hai đối tượng đó, tuy nhiên khi phát sinh tranh chấp thì quy định cứng không có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3, nhưng đối với Luật mới thì đề nghị bãi bỏ quy định này, nghĩa là khi giao dịch chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu giữa hai bên với nhau không cần thiết phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên, điều này hướng đến đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

CPTPP cũng đề nghị việc sử dụng nhãn hiệu của bên được chuyển giao được coi như chủ sở hữu sử dụng, việc này vô cùng quan trọng đối với việc duy trì quyền của chủ sở hữu. Trước đây yêu cầu người sử dụng phải là chủ sở hữu nhưng trong quá trình chuyển giao thì chủ sử dụng không cần thiết sử dụng mà sử dụng của bên nhận chuyển giao được coi là hợp pháp.

Có thể nói,các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu nắm rõ quy định của Luật mới mà khai thác hiệu quả thì là lợi ích, tuy nhiên nếu không nắm được thì sẽ gây ra những bất lợi, do đó các doanh nghiệp phải tự bảo vệ và trang bị cho mình kiến thức nhiều hơn nữa trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ khi hội nhập.

 

Ví dụ quy định ân hạn 12 tháng, thì phải đảm bảo trong 12 tháng nhà nghiên cứu, nhà khoa học phải tiến hành nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ, nếu qua khỏi thời hạn đó thì ân hạn không còn, tính mới sẽ mất, đồng nghĩa với việc sáng chế không được bảo hộ.

Tương tự khi mở ra quy định về chuyển giao giữa chủ thể không cần đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ thì vấn đề đảm bảo ghi nhận bằng chứng người được chuyển giao đang sử dụng là cần thiết và doanh nghiệp phải biết để tránh thiệt hại, rủi ro.

Do chuyển giao giữa hai chủ thể không đăng ký nên các nội dung trong hợp đồng chuyển giao các doanh nghiệp phải kiểm soát cẩn thận bởi thực tế cho thấy, hợp đồng chuyển giao các doanh nghiệp đôi khi đưa vào những điều khoản bất lợi cho chính mình, do vậy doanh nghiệp cần phải nắm được quy định mới để đảm bảo quyền.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể gặp phải bất lợi nếu không biết quy định trong CPTPP, CPTPP yêu cầu biện pháp bảo vệ quyền được nâng cao hơn, chế tài mạnh và chặt chẽ hơn, điều này đảm bảo thực thi một cách hữu hiệu quyền của chủ sở hữu.

Tuy nhiên, những người không cập nhật, không nắm được quyền, quy định của sở hữu trí tuệ có thể dẫn tới xâm phạm thông tin thì họ phải chịu chế tài cao trong xử lý.

 

Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại cũng được nâng lên, tính thêm cả chi phí hợp lý trong các vụ xử lý tranh chấp, việc xác định giá trị thiệt hại cũng phải đảm bảo quyền của bên nguyên đơn đặt ra. Thậm chí hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ ở quy mô thương mại sẽ bị khép vào mức xử lý hình sự.

CPTPP cũng đưa ra quy định chống lại chủ sở hữu quyền lạm dụng quyền để gây khó dễ cho các doanh nghiệp khác, hành vi lạm dụng này có thể quay lại, chống lại hành vi của chủ sở hữu.

Ngoài ra, trước đây, các nước khó khăn trong xác định giá trị hiện tại bởi thông thường mỗi hệ thống pháp luật đặt ra một số nguyên tắc chung trong việc xác định mức độ thiệt hại, tuy nhiên, CPTPP yêu cầu rõ các nước có nghĩa vụ tham gia và các tòa án chấp nhận xem xét các chứng cứ, bằng chứng để chứng minh giá trị thiệt hại đích thực do chủ chính đưa ra và chứng minh theo quy định hiện hành thì tòa án phải xem xét giải quyết mức độ thiệt hại.

Luật mới có quy định thủ tục hợp tác biên giới,đó là việc thực thi ngay lập tứcở biên giới hoặc hải quan, cửa khẩu khi xảy ra việc sản phẩm bị xâm phạm hay trong các hoạt động xuất nhập khẩu đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc sao chép lậu quyền tác giả, cho phép các cơ quan thực thi được thực hiện chế tài xử phạt ngay lập tức mà không phải đợi chủ thể quyền yêu cầu.

Đồng thời, trong khoảngthời gian 30 ngày kể từ khi ra quyết định tạm giữ hành chính đối với các hàng hóa bị xâm phạm thì cơ quan hải quan phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho chính quyền, bên sở hữu quyền để họ xem xét có thể tiến hành bước tiếp theo hay không.

 

Theo PV/TTXVN
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm