Hiệp định CPTPP

Vành đai Thái Bình Dương (Pacific rim) trong kinh tế là gì? Nội dung về Vành đai Thái Bình Dương

Vành đai Thái Bình Dương (tiếng Anh: Pacific rim) đề cập đến các quốc gia và thành phố nằm quanh bờ viền Thái Bình Dương.

Ngành dịch vụ hậu cần: Mở rộng quy mô thị trường nhờ CPTPP / Giao thương với Australia, Canada: Chưa tương xứng tiềm năng

Pacific_Rim_map

Hình minh họa (Nguồn: Wikipedia)

Vành đai Thái Bình Dương (Pacific rim)

Khái niệm

Vành đai Thái Bình Dương trong tiếng Anh là Pacific rim.

Vành đai Thái Bình Dương đề cập đến các quốc gia và thành phố nằm quanh bờ viền Thái Bình Dương. Vành đai Thái Bình Dương bao phủ bờ biển phía tây Bắc Hoa Kỳ, Nam Hoa Kỳ, bờ biển Australia, Đông Á và các đảo thuộc Thái Bình Dương. Phần lớn việc vận chuyển hàng hóa của thế giới đi qua khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhiều quốc gia ở vành đai Thái Bình Dương đã nhanh chóng hiện đại hóa nền kinh tế của họ trong những thập kỉ gần đây. Các quốc gia này có biệt danh là"Con hổ châu Á"hay "Con rồng châu Á" (bao gồm: Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan) và "Con hổ mới châu Á" (bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).

 

Nội dung về Vành đai Thái Bình Dương

"Vành đai Thái Bình Dương"là một mô tả về khu vực, không phải một nhóm hay tổ chức. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới do đó có rất nhiều các quốc gia giáp với nó, vì vậy các quốc gia này có thể được coi là một phần của khu vực.

Các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và được biết đến nhiều nhất ở Thái Bình Dương là Trung Quốc, Australia và Hàn Quốc. Hoa Kỳ, Canada và Mexico đều có đường bờ biển Thái Bình Dương do đó các nước này có thể được coi là một phần của khu vực.

Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)là một thỏa thuận thương mại được kí kết vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, tại Auckland, New Zealand giữa 23 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương; nó sẽ có hiệu lực nếu tất cả các quốc gia kí kết phê chuẩn nó trong vòng 02 năm.

 

Thỏa thuận nhằm giảm hoặc loại bỏ một loạt các mức thuế thương mại và nhằm mục đích cung cấp một nền tảng hội nhập khu vực rộng lớn hơn. 12 nước kí kết ban đầu là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Australia, Nhật Bản, Singapore, Chile, New Zealand, Peru, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Tuy nhiên, ngay từ năm đầu tiên nhậm chức, Tổng thống D. Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 1, tờ báo The Guardian đã đăng tin rằng thỏa thuận sẽ tiếp tục mà không có Hoa Kỳ. Thật vậy, ngày 11 tháng 11 năm 2017, các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định làHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương(CPTPP).

Hiệp định CPTPP đã được kí kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm các nước Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lựctừ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm