Khám phá

Hóa thạch thằn lằn 300 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Canada

Một hóa thạch thằn lằn nguyên thủy sống cách đây 309 triệu năm đã được khai quật ở Canada với phần đuôi quấn quanh con non. Đây chính là bằng chứng về sự chăm sóc của con bố mẹ trong vương quốc động vật đối với con non được phát hiện sớm nhất, làm sáng tỏ sự tiến hóa của tình yêu

Kinh ngạc hóa thạch lớp Thú giống loài sóc trong 'Kỷ băng hà' / Nấm mồ hóa thạch tiết lộ thảm họa khiến khủng long tuyệt chủng

Bộ hóa thạch bao gồm hài cốt của một con non gần trưởng thành được ôm bởi chân sau của mẹ và được bao bọc xung quanh bởi phần đuôi.

Các chuyên gia nhận định có thể cặp mẹ con này đã chết đột ngột trong một khu rừng đầm lầy ở Nova Scotia, nơi con mẹ lựa chọn để xây tổ. Cái ôm cuối cùng của chúng đã được lưu giữ lại cùng thời gian.

Loài mới được phát hiện này gần giống với kỳ đà ngày nay và được đặt tên là Dendromaia unamakiensis – theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cái cây” và “người mẹ chu đáo”.

Hillary Maddin, một nhà nghiên cứu cổ sinh học tại Đại học Carleton ở Ottawa phát biểu rằng mặc dù có nhiều loài động vật trông có vẻ giống loài thằn lằn nhưng thực tế chúng lại có liên hệ với con người nhiều hơn bởi vì chúng là loài thuộc giống Động vật Một cung bên (Synapsid) mà sau này đã tiến hóa thành Động vật có vú.

Cô nói “Hóa thạch động vật được tìm thấy khẳng định hành vi chăm sóc con non của con bố và mẹ.”

“Khí hậu thời đó ấm áp hơn ngày nay. Các loài bò sát nhỏ tồn tại xung quanh và cả một số sinh vật gần giống động vật lưỡng cư có kích thước lớn hơn nữa. Nó có thể ăn những loài côn trùng và các động vật có xương sống nhỏ khác.”

Hóa thạch còn sót lại.
Hóa thạch còn sót lại.

Hiện đã tuyệt chủng, Dendromaia có hàm dài, răng rất sắc, đuôi dài, thân hẹp và chân gầy. Chúng rất nhanh nhẹn khi đào bới tìm thức ăn là các loài côn trùng và các sinh vật nhỏ khác.

Các loài động vật một cung bên (synapsid) đầu tiên trông giống như những con thằn lằn lớn nhưng trên thực tế, chúng lại có liên quan mật thiết với chúng ta hơn cả khủng long.

Chúng trở thành nhóm động vật thống trị Trái đất trước khi bị xóa sổ vào 250 triệu năm trước – thời điểm núi lửa phun trào ở Siberia gây ra thảm họa tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử.

Tiến sĩ Maddin cho biết, “Con trưởng thành có thể đạt đến kích thước chiều dài 20cm từ mõm đến gốc đuôi.

 

“Mức độ nguyên vẹn của cả hai hóa thạch - bao gồm cả các cấu trúc xương nhỏ mỏng manh nâng đỡ cơ bụng - cho thấy hai hóa thạch này đã bị chôn vùi nhanh chóng và gần như không hề bị di chuyển.”

Nói cách khác, các sinh vật này đã chết cùng nhau tại nơi chúng được tìm thấy mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao.

Tiến sĩ Maddin cũng nói thêm, “Vị trí con non gần trưởng thành nằm dưới chân sau và được bao quanh bởi phần đuôi của con lớn hơn gần giống với vị trí có thể được tìm thấy ở các loại động vật đào hang.”

“Các cá thể cùng một loài, vị trí con trưởng thành và con non trong tư thế bao bọc cùng hiện trạng hóa thạch đều phù hợp với hai giả thuyết về sự chăm sóc của con bố mẹ - sự quan tâm và bao bọc con non trong thời gian dài.”

Hành vi này rất phổ biến ở nhiều động vật có xương sống ngày nay, bao gồm các loài chim, động vật có vú, cá và động vật lưỡng cư.

 

Hóa thạch cổ nhất được tìm thấy trước đây là một hóa thạch 270 triệu năm tuổi của Helapsosaurus scholtzi và con của nó, được tìm thấy ở Nam Phi. Vì vậy, Dendromaia, được mô tả trong Sinh thái & Tiến hóa Tự nhiên, đã phá vỡ kỷ lục này với gần 40 triệu năm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm