Kết lại những mảng màu văn hóa
Cùng chung niềm đam mê sưu tầm đồ cổ, tích lũy dần từ thời “lang thang xe đạp đi tìm ” và rồi một ngày, họ đến với nhau bằng việc thành lập CLB vào ngày "tam trùng toàn nhất": 11.11.2011, với 11 thành viên ban đầu, đến từ TP.Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả... Sau hơn 1 năm thành lập, số lượng thành viên đã tăng thêm 3. Số lượng cổ vật cũng tăng lên nhanh, bởi tham gia CLB, ngoài hỗ trợ lẫn nhau, các thành viên bắt đầu chơi có định hướng hơn.
Theo ông Minh, đến nay, 14 thành viên CLB có trên 500 cổ vật, thuộc đủ các niên đại, chủng loại, chất liệu, của cả trong nước và quốc tế.
Không có cổ vật nào thuộc diện đặc biệt quý hiếm và đắt giá – chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu/cổ vật – nhưng với các thành viên phần làm công chức "hạng xoàng", phần làm nghề tự do với túi tiền eo hẹp thì phải thật đam mê mới theo đuổi nổi. “Có những chuyến đi mang theo vài chục triệu, khi về nhà chỉ đem theo được 1-2 cái bát sứt. Trong khi muốn mua cho con cái tivi ra hồn mà chưa mua được” – ông Vũ Tiến Phong, phường Yết Kiêu, TP.Hạ Long, người chơi đồ cổ cách đây 20 năm – giãi bày. Theo Chủ nhiệm CLB – ông Nguyễn Xuân Minh – phần lớn các thành viên của CLB chưa bao giờ rủng rỉnh tiền. Điều đó cho thấy, thú chơi đồ cổ ở Quảng Ninh manh mún, tự phát và cũng mới nhen nhóm.
Ưu tiên gốm – sứ Quảng Ninh là định hướng hoạt động của CLB nhằm tôn vinh, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử qua di vật, hiện vật của Quảng Ninh – một vùng đất giàu có về cổ vật.
Quảng Ninh có nghề làm gốm - sứ cách đây khoảng 5.000 năm, từ thời kỳ văn hóa Hạ Long, thuộc hậu kỳ đá mới và liên tục cho tới gốm, sứ Đông Triều ngày nay. Trong đó, bình gốm Hoàng Tân, thuộc thời đại kim khí, khoảng 3.100 tuổi được coi là đồ quốc bảo. Gốm Tuần Châu, được khai quật tại một lò cổ trên đảo Tuần Châu năm 2008, chứng tỏ Quảng Ninh là một trung tâm gốm lớn giai đoạn Đại La (thế kỷ 7- 9), với phát minh men ngọc, một loại men đỉnh cao trong lịch sử gốm sứ Việt Nam và thế giới.
Đồ sành - sứ Vạn Ninh – dòng sành sứ nặng lửa (1.250 độ C-1.280 độ C) duy nhất của Việt Nam vào thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 – khá đa dạng về sản phẩm, trong đó nổi bật là các loại bình men hoa lam cao cấp, mà ở trên mỗi bình đều đề tên năm, lò sản xuất và tiêu đề của bức họa trên đó. Dòng cổ vật này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung, mà theo lý giải của nhà sưu tầm đồ cổ nổi tiếng Lâm Vũ Xênh, quê Quảng Ngãi: Từ xa xưa, sau mỗi chuyến đem sản vật quê hương ra Vân Đồn, Móng Cái bán, trên đường về, thuyền thường tải nặng các gốm, sứ Quảng Ninh. Đó thực sự là “con đường” gốm, sứ dài, độc đáo, ẩn chứa trong mỗi cổ vật những bước thăng trầm của lịch sử đất nước mà không phải địa phương nào cũng có.
Bộ sưu tập của các thành viên CLB mới chỉ tái hiện được một vài đoạn ngắn trên con đường dài, và họ đang cố gắng “lắp ghép” dần để hoàn thiện trong hoàn cảnh thiếu và yếu đủ thứ, ngoại trừ ngọn lửa niềm đam mê luôn rực cháy.
Nguyễn Đào (Theo Lao Động)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tỷ phú Mỹ tuyên bố quay lưng với Đàm Vĩnh Hưng vì vụ kiện 'mất vài ngón chân', Mr.Đàm tỏ thái độ lạ
Thanh Thuỷ vừa đăng quang Hoa hậu Quốc tế đã lộ giấy đăng ký kết hôn?
Lưu Gia Linh hoàn toàn sụp đổ, hình ảnh vụ bắt cóc năm xưa bị rò rỉ, hé lộ sự thật việc không có con sau gần 20 năm kết hôn với Lương Triều Vỹ
Ngọc Trinh diện bikini, không ngại để lộ dấu vết 'phạm tội'
Gia thế và nhan sắc bạn gái kém 37 tuổi vừa sinh con cho diễn viên Quang Minh
Sốc với cảnh Kim Nhã hôn cả nam và nữ, sự thật sau tin đồn yêu đồng giới ra sao?