"An Nam tứ đại khí" gồm 4 bảo vật nào?
“An Nam tứ đại khí” hay “Thiên Nam tứ đại khí” là tên gọi chỉ 4 bảo vật lớn nhất trong buổi đầu dựng nước, phản ánh khát vọng, ý chí của dân tộc ta.
Biết trước tai họa nhờ "ma theo" / Giải mã bí ẩn hiện tượng 'bóng đè' trong giấc ngủ
"An Nam tứ đại khí" là 4 bảo vật nổi tiếng của nước ta trong thời phong kiến bao gồm: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng phật chùa Quỳnh Lâm.
Bốn bảo vật quốc gia nằm trong "An Nam tứ đại khí" do 2 triều đại phong kiến Lý - Trần sáng tạo ra.
Trong "An Nam tứ đại khí", Tháp Báo Thiên là công trình được xây dựng sớm nhất vào năm 1057 dưới thời vua Lý Thánh Tông.
Thiền sư có công xây dựng chùa Quỳnh Lâm là Nguyễn Minh Không.
Thiền sư Nguyễn Minh Không tên húy là Nguyễn Chí Thành, sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay thuộc Gia Viễn, Ninh Bình). Ông còn có đạo hiệu Không Lộ, từng tu ở chùa Không Lộ (Nam Định) và được thờ ở núi Không Lộ (chùa Thầy ngày nay).
Chuông Quy Điền được đúc vào năm 1101 bằng 12 nghìn cân (7,3 tấn) đồng. Chuông đúc xong, được treo ở chùa Diên Hựu (chùa Một cột) nhưng lớn quá nên đánh không kêu. Vua cho người vần chuông ra khu ruộng sau chùa. Do thấp trũng, có nhiều rùa nên từ đó gọi là chuông Quy Điền.
Vạc Phổ Minh được đúc vào năm 1262 đời Trần Thánh Tông (lúc đó là thái thượng hoàng). Trong lần về chơi Tức Mặc phủ Thiên Trường, vua cho dựng cung Trùng Quang, dựng chùa và đúc Vạc Phổ Minh.
Chùa Quỳnh Lâm được xây dựng ở xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Bia chùa Quỳnh Lâm chép rằng tượng Phật ở đây cao 6 trượng (20 m), đứng ở bến đò Triều Đông xa gần 5 km còn trông thấy rõ.
"An Nam tứ đại khí" từng là niềm tự hào, phản ánh khát vọng to lớn của người Việt. Đáng tiếc là đến nay cả 4 bảo vật đều không còn. Khi đem quân sang xâm lược nước ta năm 1408, quân Minh đã phá các bảo vật trên để lấy đồng đúc súng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
Việt Nam sở hữu loài động vật cực kỳ quý hiếm có ngoại hình độc nhất vô nhị, là ‘hậu duệ’ của ma cà rồng
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng
Cột tin quảng cáo