Giải mã bí ẩn hiện tượng 'bóng đè' trong giấc ngủ
Cuộc phiêu lưu có một không hai của 'siêu lừa' Nikolai Pavlenko / Không phải Quan Vũ, Gia Cát Lượng mới là người làm mất Kinh Châu?
Theo khảo sát của ngành tâm thần học, khoảng hơn 10-40% dân số thế giới ít nhất một lần đã từng gặp ma trong giấc ngủ hay nói cách khác là từng bị “bóng đè”.
Trên thực tế, có rất nhiều kiểu “bóng đè” với những diễn biến khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, có một điểm chung là sự tức ngực, ngạt thở giống y hệt như những triệu chứng lâm sàng của một cơn ngừng tim, suy hô hấp nhưng không vùng vẫy hay kêu la được... Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn sợ, không dám hoặc không thể ngủ tiếp được nữa.
Nói về hiện tượng "bóng đè", Baland Jalal - nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh tại Đại học California ở San Diego (Mỹ) cho biết: "Bóng đè có thể là một cảm giác vô cùng đáng sợ với một số người, và hiểu rõ ràng điều gì gây ra bóng đè sẽ có tác dụng lớn với những người phải chịu cơn bóng đè".
10-40% dân số thế giới ít nhất một lần đã từng gặp ma trong giấc ngủ. Ảnh minh họa.
Các nhà nghiên cứu nói rằng "bóng đè" xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM (cử động mắt nhanh) của giấc ngủ. Tuy nhiên, rất khó giải thích tại sao một số người trải qua cơn bóng đè lại cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ.
Khi y học phát triển và hiện tượng “bóng đè” lần lượt được các nhà tâm thần học giải mã, các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã đi đến kết luận rằng “bóng đè” là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn “thức - ngủ” của não bộ bị đứt quãng.
Sau khi đi vào “giai đoạn đầu” của giấc ngủ, con người rơi vào “giai đoạn sau” của giấc ngủ rồi họ tỉnh nhưng vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. Liền ngay sau đó, chu kỳ giấc ngủ lại được lặp lại. Đây chính là lúc xảy ra hiện tượng “bóng đè” hoặc “ác mộng”.
Một khảo sát gần đây nhất tại Anh quốc được công bố trên Tạp chí Giấc ngủ của tác giả Dan Dennis - Đại học Sheffield, trong một nghiên cứu, 30% trong số 862 người được hỏi nói rằng họ đã trải qua trạng thái bóng đè ít nhất 1 lần trong đời. Khoảng 8% trong số đó nói rằng họ thường xuyên bị hiện tượng này khi ngủ. Tổng hợp có hệ thống từ hơn 30 công trình nghiên cứu trên khắp thế giới chỉ ra rằng 10% dân số gặp phải tình trạng bóng đè trong giấc ngủ và những người nghiện ma túy, nhất là ma túy “đá” thường có tỉ lệ bị “bóng đè” cao nhất mỗi khi họ đói thuốc.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, “bóng đè” không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể. Nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc và những nguyên nhân tác động ngoại lai khác như các chất kích thích, rối loạn nhịp tim.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ