"Bàn tay quỷ" chui ra từ những quả trứng kỳ dị trong rừng, nhìn ghê sợ nhưng hóa ra là thứ cực kỳ quý hiếm
Phát hiện hóa thạch thực vật lâu đời nhất thế giới niên đại 1,6 tỉ năm / Những loài thực vật kỳ lạ nhất hành tinh
Vào năm 2015, một bài đăng của tài khoản Twitter tên Dan Hoare đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng bởi dòng caption gây tò mò: "Trứng của quái vật ngoài hành tinh đang nở ở New Forest (Mỹ)". Kèm theo đó là vài bức ảnh ghi lại cảnh một thứ gì đó như con bạch tuộc đang chui ra từ những quả trứng đục ngầu, trông chẳng khác gì cảnh phim về quái vật ngoài hành tinh!
Loạt ảnh gây sốc về thứ sinh vật kỳ quái trên MXH Twitter năm 2015.
Đám "râu bạch tuộc" này sẽ nở bung rực rỡ, khiến ai cũng liên tưởng đến bàn tay từ địa ngục trồi lên. Tuy nhiên bạn không cần phải sợ hãi đâu nhé, bởi chúng chỉ là một loài nấm vô hại mà thôi!
Loại nấm này có tên khoa học là Clathrus archeri, hay còn được gọi là nấm bạch tuộc hôi thối (Octopus Stinkhorn) và cái tên khác ấn tượng hơn: "Ngón tay của quỷ". Khi mới "mọc" lên nó sẽ có hình dạng giống quả trứng, rồi phần vỏ sẽ "vỡ" ra, những xúc tu màu đỏ như vòi bạch tuộc xuyên qua lớp màng nhầy xòe bung thành 4 - 8 cánh đỏ rực, hệt như bàn tay quỷ đang xòe ra trên mặt đất. Những "ngón tay" này được bao phủ bởi chất nhờn màu xanh đen chứa đầy bào tử, bốc mùi hôi thối như xác chết thu hút đám ruồi đến giúp phát tán đi khắp nơi.
Cách sinh sản kỳ dị của nấm bàn tay quỷ: chui ra từ trong trứng nhưng không phải là động vật!
Kathy Hodge, nhà nghiên cứu nấm tại Đại học Cornell (Mỹ) cho biết nấm tay quỷ dành phần lớn thời gian trong cuộc đời để sống dưới mặt đất, đến lúc sinh sản mới chui lên. Chúng thường mọc thành cụm trên đất ẩm, giữa các mảnh gỗ mục, quanh gốc cây hoặc đám lá rụng, với sắc đỏ nổi bật thì không khó để tìm thấy loài nấm tay quỷ này.
Cận cảnh các tua của nấm tay quỷ xuyên qua lớp màng nhầy, như bàn tay địa ngục trồi lên từ lòng đất.
Được biết nấm tay quỷ có nguồn gốc từ Australia, New Zealand. Chúng được đem đến châu Âu vào khoảng thời gian diễn ra Thế chiến thứ nhất. Người Anh lần đầu tiên phát hiện ra loại nấm này vào năm 1946, sau đó là năm 1999. Hơn 20 năm trôi qua, khi mọi người nghĩ rằng loài nấm này đã tuyệt chủng lại Anh thì các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra nó. Năm 2019, tổ chức bảo tồn động vật hoang dã Avon Wildlife Trust ở Anh bất ngờ tìm thấy nấm bàn tay quỷcực hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã thành phố Bristol.
Dù sở hữu ngoại hình khiến "cả thế giới xa lánh" nhưng thực tế nấm tay quỷ vô hại với con người. Nó có một số anh em họ hàng có hình dạng giống hệt vậy, nhưng bên trong lại chứa độc tố dễ gây tử vong. Một loại là nấm Podostroma Cornu-damae nhìn giống hệt bàn tay người, và loại khác giống tay tử thi có tên khoa học là Xylaria polymorpha.
Nấm Podostroma Cornu-damae trông khá giống nấm tay quỷ nhưng kịch độc đấy nhé!
Ngược lại, nấm ngón tay tử thi có màu xám trắng, nhợt nhạt như xác chết.
Xylaria polymorpha cao khoảng từ 3-10 cm, đường kính 2,5 cm. Nấm có thân cứng, đầu tròn và thường mọc vào mùa xuân. Khi còn ở giai đoạn đầu, loại nấm này có phần đầu màu trắng giống hệt như phần móng tay của con người. Nhưng khi đến cuối chu trình sống, loài nấm tay tử thi bắt đầu hóa đen và dần thối rữa. Ở giai đoạn này, nấm tay tử thi chứa các độc tố có khả năng giết người. Loại nấm này thường mọc trong vườn nhà và bất kỳ nơi nào ẩm ướt như gỗ mục, ẩn mình trong rêu, dưới các khe đá… chứ không chỉ trong rừng, bởi vậy nếu không cẩn thận rất có thể gặp nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Những hình ảnh khá kinh dị ngoài đời thực của nấm bàn tay quỷ.