'Bật mí' top danh nhân tuổi Tý lỗi lạc nhất mọi thời đại
Đại văn hào William Shakespeare, cây đại thụ âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart, nhà sáng lập nước Mỹ George Washington... là những danh nhân tuổi Tý lỗi lạc nhất lịch sử nhân loại.
'Bí hiểm' chuyện chó đá báo ứng, người chết lia lịa ở Hưng Yên / Ngắm ngôi chùa 'lạ' mang kiến trúc Ấn Độ 'lai' Việt Nam
Danh nhân tuổi Tý William Shakespeare (Giáp Tý, 1564 - 1616), là nhà văn, kịch gia vĩ đại người Anh, một trong những đại diện tiêu biểu nhất thời kỳ Phục Hưng. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Romeo & Juliet (1594), Hamlet (1605), Macbeth (1606)... Ông cũng là người kiên quyết chống lại chế độ phong kiến bạo tàn và suy đồi.Galileo Galilei (Giáp Tý, 1564 - 1642) là một nhà vật lí, nhà toán học và nhà thiên văn học lỗi lạc người Italia. Ông bị kết án về tội dị giáo vào năm 1633 và bị quản thúc tại nhà cho đến cuối đời. Ông nổi tiếng với câu "Dù gì thì Trái đất vẫn quay" sau khi đã bị Giáo hội buộc phải thề từ bỏ thuyết Địa tâm.George Washington (Nhâm Tý, 1732 – 1799) là Tổng thống đầu tiên, được xem là cha đẻ của nước Mỹ và là người lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập Mỹ. Ông đã góp phần đoàn kết các sắc dân đa dạng thành một thể thống nhất để lập nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.Wolfgang Amadeus Mozart (Bính Tý, 1756 - 1791) là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo. Ông là một trong những nhạc sĩ có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera.Jack London (Bính Tý, 1876 -1916) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tác giả Tiếng gọi nơi hoang dã, Gót sắt, Martin Eden, Tình yêu cuộc sống... Ông là một người tiên phong của thể loại tạp chí thương mại đang thịnh hành lúc bấy giờ, ông là một trong những người Mỹ đầu tiên thành công về mặt tài chính từ nghề viết văn.Eugene O'neill (Mậu Tý, 1888 - 1953) là nhà viết kịch vĩ đại người Mỹ, có công lớn trong việc phát triển nền sân khấu Mỹ. Năm 1936, ông được trao giải Nobel về văn học và trở thành nhà soạn kịch đầu tiên của Mỹ nhận được giải thưởng này. Các tác phẩm lớn của ông là Con khỉ rậm lông (1921), Hoàng đế Jones (1920)...Thomas Stearns Eliot (Mậu Tý, 1888 – 1965) là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học người Anh. Ông là nhà cách tân ngôn ngữ thơ và thi pháp, đấu tranh cho "thơ tự do", thoát khỏi khuôn sáo của thơ cũ. Được coi là nhà thơ lớn nhất nước Anh thế kỷ 20, Eliot có ảnh hưởng lớn đến văn học phương Tây hiện đại. Ông đoạt giải Nobel văn học 1948.Margaret Mitchell (Canh Tý, 1900 - 1949) là một nữ tiểu thuyết gia người Mỹ. Bà đã nhận được giải Pulitzer vào năm 1937 nhờ quyển tiểu thuyết cực kỳ thành công Cuốn Theo Chiều Gió, xuất bản năm 1936. Đây là một trong những cuốn sách phổ biến nhất mọi thời đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo