'Chúa tể bầu trời' Nam Mỹ có thể bay 160 km mà không cần đập cánh
Loài chim nặng gần nửa tấn bị tuyệt chủng vì có thịt quá ngon: Sự thật đáng kinh ngạc được phơi bày! / Loài chim cải trang giỏi nhất thế giới: Cả ngày duy trì một tư thế như thể bị đóng băng!
Trong thế giới các loài chim, kền kền khoang cổ hay còn được gọi với danh xưng "thần ưng" Andes, chúa tể bầu trời Nam Mỹ là loài sở hữu sải cánh lớn nhất thế giới và khả năng bay lượn trong không trung hơn 160 km mà không cần đập cánh. Một nghiên cứu vào năm 2020 chỉ ra rằng trong hơn 250 giờ bay, "thần ưng" Andes chỉ dành ra 1% thời gian để vỗ cánh và chủ yếu là trong lúc cất cánh mà thôi.

Được biết, một con kền kền khoang cổ trưởng thành sẽ sở hữu chiều dài thân 1,3 mét, cân nặng 13 kg và sải cánh 3 mét. Những con ngoại cỡ sẽ có kích thước thân x sải cánh lên tới 2 x 4,5 và cân nặng chạm mốc 20 kg. Đặc biệt hơn nữa, tuổi thọ của "thần ưng" Andes rơi vào khoảng 70 năm. Chúng thường phân bổ ở khu vực dãy Andes, dãy Santa Marta ở Nam Mỹ còn ở phía bắc, chúng tập trung ở khu vực Venezuela và Colombia, tiếp tục về phía nam dọc theo dãy núi Andes ở Ecuador, Peru, và Chile. Thường thì loài chim này sẽ chọn sống tại những đồng cỏ thoáng và núi cao lên đến 5.000 m.

Dù có đặc điểm cơ thể phù hợp với cuộc sống trên độ cao hàng ngàn mét, không khí rất loãng, áp suất thấp nhưng khi săn mồi, chúng lại hạn chế "xử lý" trên cao vì phần móng vuốt khá yếu. Chưa kể chiếc mỏ có hình dạng cong, yếu ớt cũng chỉ đủ lực để xé lớp thịt yếu của xác chết đã phân hủy, chứ không phải thịt tươi. Loài này cũng hiếm khi phát ra âm thanh hoặc chỉ có tiếng lầu bầu, lì xì vì không có cơ quan âm thanh như những loài chim khác. Bù lại, "thần ưng" Andes lại sở hữu khứu giác, thị giác cực kì tốt. Điều đó giúp chúng nhanh chóng phát hiện mùi của ethyl mercaptan, một chất khí do “xác chết” đang phân hủy tỏa ra, khi kiếm ăn.

Ngày nay, môi trường sống ngày càng thu hẹp khiến số lượng "thần ưng" Andes giảm đáng kể. Chúng đang phải chống chọi từng ngày để tự bảo vệ bản thân khỏi vấn nạn tuyệt chủng như nhiều loài động vật quý hiếm khác trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ