'Cười ngất' với hai thanh niên cố gắng chứng minh Trái Đất phẳng và cái kết đắng
Vẻ đẹp khác lạ của đảo Ngọc nhìn từ cáp treo / Bí ẩn về bức tượng Nhân sư khổng lồ nổi tiếng nhất Ai Cập
Bộ phim tài liệu nhận được nhiều lời khen ngợi, những nhà phê bình đề cao khía cạnh mà phim nói lên: Behind The Curve kể về những cá nhân hậu thuẫn cho phong trào Trái Đất phẳng, chứ không thẳng thừng chỉ trích và bài xích họ khỏi tập thể.
Có những trích đoạn ngắn của Behind The Curve được nhiều người tua đi tua lại để xem, và nổi tiếng nhất là khi một anh chàng cố chứng minh Trái Đất phẳng, nhưng sự thật đã khiến thử nghiệm của anh bung bét hết cả.

Mục đích của hai anh Jeran và Henrique là tái hiện lại thử nghiệm nổi tiếng của năm 1838, được Samuel Birley Rowbotham thực hiện trên Sông Old Bedford.
Họ chọn lấy hai điểm trên mặt đất; ở một đầu, một người cầm đèn sáng tại một độ cao cố định, nếu ở đầu còn lại, người kia nhìn thấy ánh sáng cũng tại độ cao đó, họ sẽ chứng minh được Trái Đất phẳng, khi mà ánh sáng đi thành một đường thẳng thì không thể lệch đi đâu được.
Nhưng sự thực thì Trái Đất hình cầu, đường thẳng nối hai điểm trên mặt đất sẽ cong, và ánh sáng đi thẳng sẽ không thể cong theo Trái Đất được.
Vậy còn thử nghiệm năm 1938 trên sông Old Bedford thì sao? Samuel Birley Rowbotham làm thử nghiệm thành công khi vẫn nhìn thấy ánh sáng khi đứng ở đầu bên kia. Thế nhưng, vào năm 1870, sao khi chỉnh sửa lại thử nghiệm và phát hiện ra mặt hồ phản chiếu đã làm kết quả sai lệch, Alfred Russel Wallace đã làm lại từ đầu và cho ra kết quả Trái Đất có hình cầu.
Chẳng hiểu sao đến cả thế kỷ rưỡi sau, vẫn có người vin vào thí nghiệm của Samuel Birley Rowbotham để làm bằng chứng cho thấy Trái Đất phẳng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'