"Đá quý" kinh dị nhất thế giới xuất hiện ở ngôi làng bị chôn vùi 8.500 năm
Hình ảnh chim cánh cụt đáng yêu 'thống trị' châu Nam cực / Top 'thủy quái' nước ngọt nguy hiểm nhất hành tinh
Nhiều chiếc răng người đã được tìm thấy xen lẫn với các phần hài cốt, đồ tạo tác, công cụ lao động… tại một địa điểm thuộc Turkeyesterhöyük, Thổ Nhĩ Kỹ. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) xác định đây là một khu định cư thời đồ đá mới có niên đại lên tới 8.500 năm.

Những chiếc răng được người tiền sử ở Thổ Nhĩ Kỳ dùng thay... đá quý để làm trang sức - Ảnh: Đại học Copenhagen
Những chiếc răng người trong một ngôi làng cổ bị chôn vùi có lẽ là điều hết sức bình thường, nếu như các nhà khảo cổ không nhận thấy ở phần chân răng đều có những lỗ tròn, rõ ràng do bàn tay con người mài giũa cẩn thận.
Kết luận được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Archaeological Science: Reports hết sức kinh dị: Thay vì dùng đá quý như người hiện đại cũng như người tiền sử nhiều thời kỳ khác, ở những nơi khác, người dân ở đây đã khoan lỗ răng người để thay hạt châu hoặc làm mặt dây chuyền.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những lỗ tròn tương tự, được khoan bằng công cụ hình nón tương tự trên một số mẩu xương động vật và đá.
Theo nhà khảo cố Scott Haddow, tác giả chính của nghiên cứu, độ mài mòn trên bề mặt nhai của răng cho thấy chủ nhân của chúng khoảng 30-50 tuổi khi răng bị lấy đi. Họ tin rằng "đá quý" kinh dị này mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc đối với người đeo chúng. Chưa rõ đây là răng người chết hay được lấy từ người sống hoặc bị giết như chứng tích của một cuộc chiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Phát hiện sinh vật “không đầu, không chân” 444 triệu năm tuổi với cơ thể nguyên vẹn kỳ lạ hơn cả xác ướp
CLIP: Linh miêu phi thân bắt gọn gà sao giữa không trung
CLIP: Lợn rừng liều mạng thoát khỏi nanh vuốt hổ dữ và cái kết
CLIP: Linh miêu phi thân như tia chớp, đoạt mạng gà tây trong chớp mắt
CLIP: Hai chú chó rừng liều lĩnh tấn công linh miêu để giành lại xác đồng loại
CLIP: Bầy sư tử bao vây, đoạt mạng hươu cao cổ