Ảo vọng tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử
Rùng mình 'mẹo' dùng trinh nữ để trường sinh bất lão của Tần Thủy Hoàng / Cụ ông 123 tuổi khoe bí quyết trường sinh 'không gần nữ sắc' kỳ lạ
Thuốc trường sinh bất tử trong các nền văn hóa
Thuốc trường sinh bất tử xuất hiện trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ví dụ, người Hy Lạp cổ đại gọi loại vật chất này là “ambrosia”, hay “rượu ngon của các vị thần”. Họ tin rằng các vị thần trở nên bất tử bằng cách uống ambrosia.
Một chất tương tự mang tên “amrita” được tìm thấy trong thần thoại Ấn Độ giáo, đặc biệt là trong câu chuyện Khuấy Biển Sữa (Churning of the Ocean of Milk). Amrita là thứ cuối cùng trong số 14 báu vật trồi lên khỏi mặt nước do nước biển bị khuấy trộn.
Theo truyền thuyết về vua Arthurian, những người uống nước trong Chén Thánh – chiếc cốc mà Chúa Jesus dùng trong bữa ăn tối cuối cùng trước khi qua đời – sẽ bất tử. Các nhà giả kim thuật sống trong thời kỳ Trung cổ cũng tìm cách chế tạo thuốc trường sinh bất tử, và người duy nhất thành công theo lời đồn là nhà giả kim bậc thầy Nicolas Flamel [mặc dù không ai xác thực điều này].
Ở các ví dụ trên, thuốc trường sinh bất tử chỉ giới hạn trong phạm vi của những câu chuyện huyền thoại và truyền thuyết, nằm ngoài tầm với của con người. Tuy nhiên trong lịch sử Trung Quốc, nhiều hoàng đế, quý tộc và quan lại đã sử dụng thuốc trường sinh bất tử với hy vọng sống mãi mãi. Nhưng trái với sự mong đợi, các loại thuốc mà họ uống thường rút ngắn tuổi thọ, thậm chí gây ra cái chết do thành phần của thuốc chứa những chất cực độc.
Những lý thuyết nền tảng về thuốc trường sinh bất tử ở Trung Quốc bắt nguồn từ hai nhánh của giả kim thuật Đạo giáo bao gồm Neidan và Waidan. Neidan đề cập đến các học thuyết, cũng như thực hành về thể chất, tinh thần và tâm linh, sử dụng chính cơ thể con người để đạt được sự bất tử. Neidan gồm có thiền Đạo giáo, các bài tập sinh lý, đặc biệt là thở và chế độ ăn uống.
Ngược lại, Waidan tập trung vào việc điều chế thuốc trường sinh bất tử bằng cách trộn các hóa chất với nhau. Waidan chia thành hai phương pháp. Phương pháp đầu tiên liên quan đến quá trình tinh chế, trộn lẫn thủy ngân với chì – hai nguyên tố hóa học được cho là đại diện của Âm (Yin) và Dương (Yang). Phương pháp thứ hai là sự kết hợp thủy ngân [đại diện cho Âm] có trong khoáng vật chu sa với lưu huỳnh [đại diện cho Dương].
Tuy nhiên, thủy ngân và chì đều là hóa chất có độc tính cao nên những người tiếp xúc với chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân ở người lớn bao gồm khó nghe và nói, yếu cơ, thay đổi thị lực. Trong khi đó, ngộ độc chì làm giảm trí nhớ hoặc sự tập trung, rối loạn tâm trạng, đau đầu, đau khớp, đau cơ. Nồng độ lớn của thủy ngân hoặc chì gây tổn thương vĩnh viễn cho thận và hệ thần kinh, cuối cùng dẫn đến tử vong.
Mặc dù nhánh giả kim thuật Waidan thường liên quan đến thủy ngân, chì và lưu huỳnh, nhưng các chất khác cũng được dùng để tạo ra thuốc trường sinh bất tử. Năm 2019, các nhà khảo cổ phát hiện một chiếc bình cổ bằng đồng ở Lạc Dương, một thành phố của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Chiếc bình nằm trong ngôi mộ của một gia đình quý tộc có niên đại từ thời Tây Hán [kéo dài từ năm 202 trước Công nguyên đến năm 8 sau Công nguyên].
Theo báo cáo, chiếc bình chứa khoảng 3,5 lít chất lỏng. Ban đầu các nhà nghiên cứu nghĩ rằng đây là một bình rượu vì chất lỏng tỏa ra có mùi hương giống rượu. Nhưng khi mang chất lỏng đến phòng thí nghiệm phân tích, họ nhận thấy nó bao gồm chủ yếu là kali nitrat và alunite. Các nhà khảo cổ học kết luận rằng, chất lỏng trong bình có thể là thuốc trường sinh bất tử huyền thoại mà người xưa tạo ra, giống những gì được ghi chép trong một số tài liệu cổ của Đạo giáo. Đây là một khám phá quan trọng, vì nó là bằng chứng khảo cổ học đầu tiên về thuốc trường sinh bất tử ở Trung Quốc – dù loại thuốc này không thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi. Giống như chì và thủy ngân, kali nitrat cũng là một chất độc hại. Những người tiếp xúc với nồng độ kali nitrat cao có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, thậm chí tử vong.
Cuộc sống bất diệt có đáng để mạo hiểm?
Trường hợp tử vong nổi tiếng nhất do ngộ độc thuốc trường sinh bất tử là Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Năm 2017, các nhà khảo cổ phát hiện một bộ thẻ gỗ cổ tại tỉnh Hồ Nam ghi chép mệnh lệnh của Tần Thủy Hoàng, yêu cầu tìm kiếm phương thuốc trường sinh bất lão trên khắp cả nước cùng tấu sớ phản hồi từ các quan lại địa phương. Một trong những loại thuốc mà Tần Thủy Hoàng sử dụng thực chất là chất độc thủy ngân, và đây có thể là nguyên nhân khiến ông thiệt mạng.
Cái chết của Tần Thủy Hoàng dường như không thể ngăn cản các hoàng đế tương lai tìm kiếm sự bất tử bằng cách thức tương tự. Do đó, trong quá trình lịch sử lâu dài của Trung Quốc, nhiều vị hoàng đế khác đã tự gây ra cái chết cho mình thông qua theo đuổi sự bất tử. Tấn Ai Đế [người trị vì trong thập niên 360 sau Công nguyên] là một ví dụ như vậy. Ông kiêng ăn hạt ngũ cốc, đồng thời uống nhiều loại thuốc do người khác dâng tặng. Hậu quả là ông bị đầu độc, mất ý thức về những gì diễn ra xung quanh và qua đời ở tuổi 24.
Giả kim thuật Đạo giáo phát triển mạnh mẽ dưới thời nhà Đường, từ năm 618 đến 907 sau Công nguyên. Tuy nhiên, một trong những hậu quả tiêu cực mà nó mang đến là nỗi ám ảnh ngày càng tăng đối với thuốc trường sinh bất tử. Ít nhất 6 hoàng đế của nhà Đường, cũng như như nhiều học giả và quan lại đã chết vì ngộ độc “tiên dược”. Sau triều đại nhà Đường, sự phổ biến của nhánh giả kim thuật Waidan suy giảm. Thay vào đó, những người tìm kiếm sự bất tử chuyển sang thực hành theo phương pháp Neidan.
Lý Thời Trân, một danh y nổi tiếng sống trong thời nhà Minh của Trung Quốc vào thế kỷ 16, từng lên án việc tạo ra thuốc trường sinh bất tử bằng chất độc. Trong Bản thảo cương mục (Bencao Gangmu) – tác phẩm hoàn chỉnh và toàn diện nhất của y học cổ truyền Trung Quốc – ông chỉ trích các nhà giả kim vì họ sử dụng thủy ngân trong thuốc trường sinh bất tử, nhưng ông nói rằng loại hóa chất này vẫn có thể dùng để điều trị bệnh.
Theo thời gian, niềm tin về loại tiên dược giúp con người trở nên bất tử dần chìm vào quá khứ. Các loại thuốc trường sinh bất tử được tạo ra theo phương pháp điều chế của người xưa cũng không còn được sử dụng cho đến ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính