Khám phá

'Đệ nhất tửu giữa rừng già' - loại rượu vạn người mê chảy ra từ ngọn cây

Cây mới lấy lần đầu, mỗi ngày sẽ chảy ra từ 10 - 15 lít rượu Đoák.

Cảnh thót tim ở cây cầu ‘say rượu’ - cung đường ngoạn mục bậc nhất thế giới / “Đội quân vịt canh gác vườn nho”: Bí kíp tồn tại 300 năm của một nhà máy rượu vang

Đến thăm dân tộc Ba Na ở xã Đắk Plinh, huyện Kông Chro (Gia Lai), du khách không thể không thưởng thức một loại đồ uống cực kỳ đặc biệt, thức uống được mệnh danh là "Đệ nhất tửu giữa rừng già". Thực chất, đây là loại rượu lấy từ phần ngọn cây Đoák, có vị cay, nồng giống như rượu cần. Với những người dân địa phương và các dịp lễ hội, đây là thức uống không thể thiếu.

Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm trong việc lấy rượu, để lấy được thứ đồ uống ngon tuyệt này, cần phải đi rừng vào sáng sớm. Nguyên nhân là do, tại thời điểm đó, rượu mới trong, thơm, ngọt và mát.

Rừng Đoák nằm giữa hai ngọn núi lớn nhất của làng Tờ Cách, bên cạnh dòng suối Đoák M’Tung. Những cây Đoák mọc ở ngay bìa rừng, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi.

Cây Đoák nếu mọc xa bờ suối sẽ chảy ít rượu, quá gần suối thì rượu bị chua. Muốn lấy được rượu Đoák ngon, phải lấy cây cách bờ suối khoảng 30 mét. Đặc biệt, rượu được lấy từ những cây Đoák hơn 15 năm tuổi sẽ thơm ngon, dịu nhẹ vì giai đoạn này rễ cây đã đâm sâu vào lòng đất, vừa hấp thụ được nước suối vừa hấp thụ được dinh dưỡng của núi rừng.

Đệ nhất tửu giữa rừng già - loại rượu vạn người mê chảy ra từ ngọn cây - Ảnh 1.

Chiều cao của cây Đoák thường từ trên 10m trở lên, có những cây lên đến hơn 20m. Chính vì lẽ đó, để dùng tay không leo lên cây lấy rượu là một điều cực kỳ khó khăn.

Những người "săn" rượu thường phải làm thang. Họ đập nát bẹ già của cây sau đó bện lại thành những sợi dây, sau đó cột hai thân tre lớn sát vào cây Đoák, họ chặt các thân cây bằng cổ tay, độ dài vừa phải để làm bậc thang.

Để lấy được rượu, người đi rừng phải dùng một con dao nhỏ, sau đó chọn khoảng cách từ ngọn ra cuống khoảng hai gang tay rồi chặt một nhát dứt khoát. Khi chặt mạnh, dứt khoát thì rượu ra mới nhiều và ngon. Khi dao rút ra, sẽ có 1 dòng nước như sữa tươi ứa ra thành dòng.

Chia sẻ của nghệ nhân Quỳnh Hồng, nếu sau khi cắt một tuần mà Đoák vẫn không cho nước, có thể lấy ớt chín chà vào vết cắt, lấy lá môn giã mịn bịt lại. Cây mới lấy lần đầu, mỗi ngày sẽ cho chảy ra từ 10 - 15 lít rượu Đoák. Toàn bộ công đoạn lấy rượu từ cây Đoák mất hơn 1 tiếng đồng hồ.

Thứ nước ngọt, mát và rất dễ uống này chưa phải là "rượu tiên" mà theo người có kinh nghiệm, phải bỏ vào nước 1 ít rễ và cây rừng - loại cây chỉ người Ba Na mới biết vào nước để nó lên men. Sau khoảng nửa ngày, sẽ có mẻ rượu ngon ra lò. Rượu này nhẹ hơn rượu cần, kèm chút cây và tê tê đầu lưỡi, khi uống không say như các loại rượu khác.

Rượu Đoák lấy xong là phải uống liền. Nếu để quá 2 ngày trở lên, rượu mất mùi vị trở nên đắng và khó uống. Nếu để trong tủ lạnh thì sẽ kéo dài thời gian thêm được 2 ngày nữa. Đây cũng là một trong những điểm còn hạn chế của thứ "tiên tửu" này". Nguyên nhân là do loại thức uống này chưa có kỹ thuật để bảo quản.

 

Rất nhiều người dân địa phương lên rừng lấy rượu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kỹ thuật có người lấy được nhiều, có người được ít. Rượu hay được khai thác vào mùa xuân để phục vụ các mùa lễ hội. Nguyên nhân khác là do mỗi mùa, rượu Đoák lại cho hương vị khác nhau, có mùa vị chua, mùa vị ngọt nhưng ngon nhất vẫn là vào mùa xuân, độ ngọt vừa phải hoà với mùi thơm của phấn hoa rừng.

Người dân ở đây, bán tại chỗ 1 lít rượu chỉ có 15.000 đồng. Nhưng phần lớn, rượu lấy về là để phục vụ hằng ngày và các lễ hội chứ không bán bao nhiêu.

- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm