Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia: Có thể vẫn uống được
Lần đầu tiên tìm thấy ngôi mộ của ông già Noel ngoài đời thực / Tìm thấy phòng đại tiệc 1.400 năm tuổi, chuyên chiêu đãi chiến binh
Theo đó, chai rượu vàng này cùng với một vài chai rượu vỡ khác dùng làm đồ tuỳ táng, được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại một ngôi mộ thời La Mã vào năm 1867. Hiện chai rượu cổ trên đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Palatinate ở Speyer, Đức.
Theo các chuyên gia, sở dĩ chai rượu có thể giữ chất lỏng ở bên trong là một phần nhờ vào việc được bịt bằng sáp, thay vì nút bần, thứ sẽ bị mục nát qua thời gian, đồng thời khiến rượu thoát ra ngoài. Thế nhưng, sau 1.700 năm, chất lỏng ở bên trong chai rượu có thể đã mất những đặc điểm của rượu và trở thành một loại hỗn hợp khác từ nho.
Ông Ludger Tekampe, người đứng đầu của nhóm bảo quản rượu vang ở Speyer, cho biết: "Không rõ điều gì sẽ xảy ra nếu không khí bị lọt vào trong rượu".
Nguyên nhân là chưa có ai xác định được chắc chắn chất lỏng ở bên trong chai là gì. Các chuyên gia sở dĩ chưa mở chai rượu này vì lo ngại chất lỏng sẽ bị hư hại.
Chai rượu vang 1.700 năm tuổi khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên vì lượng rượu ổn định bên trong. Ảnh: Altera levatur
Trên thực tế, bất chấp độ tuổi đáng kinh ngạc, lượng rượu ở bên trong chai vẫn cực kỳ ổn định. Đặc biệt, một lớp dầu olive dày để bảo quản rượu dường như đã phát huy được hiệu quả. Thậm chí, lớp dầu này thực tế còn chiếm nhiều chỗ ở trong chai hơn rượu.
Chai rượu vang 1,5 lít được trang trí công phu bằng các tay nắm lấy cảm hứng từ cá heo và có niên đại ước tính từ năm 325. Các chuyên gia cho rằng, nếu xét về mầm bệnh, có thể chai rượu này vẫn đủ an toàn để uống.
Bà Monkia Christmann, giáo sư về rượu vang, chia sẻ: "Xét về mặt vi sinh học,rượu này có thể không hư hỏng. Nhưng nó sẽ không mang lại niềm vui, sự thích thú về khẩu vị".
Vị chuyên gia này cho biết thêm, rượu ủ hay rượu để lâu có thể tăng chất lượng. Bởi vì dù rượu là một chất lỏng dễ hỏng, nhưng việc cho các loại đường, axit và tanin một chút thời gian để ủ ở bên trong chai thì có thể giúp tăng cảm giác ngon miệng và hương thơm hơn.
Rượu vang để càng lâu sẽ càng ngon?Rượu vang ngon phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Heinens
Nhiều người cho rằng, rượu vang để càng lâu thì uống sẽ càng ngon. Sự thật thế nào?
Theo các chuyên gia, chất lượng của rượu vang chủ yếu được quyết định từ giống nho, yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu của vùng trồng nho, và quan trọng nhất là cách chế biến, bí quyết của người làm rượu, điều kiện bảo quản.
Trên thực tế, có không ít loại rượu vang lâu năm uống rất ngon. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân nên không phải cứ để lâu là rượu ngon, thay vào đó nếu để quá thời gian, rượu còn bị biến chất.
Rượu ủ trong không gian có vị gì?Đó là rượu vang Petrus 2000. Theo đó, vào ngày 2/11/2019, công ty khởi nghiệp Space Cargo Unlimited của châu Âu đã tiến hành gửi 12 chai rượu vang này lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Đây được coi là một phần của dự án nghiên cứu về chế độ ăn uống của các phi hành gia ở trong không gian. Sau 14 tháng ở trên quỹ đạo, số rượu này đã được đưa về Trái đất vào ngày 14/1/2021 bằng tàu Dragon của SpaceX.
Chai rượu vang Petrus 2000 được ủ 14 tháng ở trên quỹ đạo. Ảnh: AFP
Những chai rượu này đã trải qua quá trình kiểm tra chất lượng từ một viện nghiên cứu rượu vang tại thành phố Bordeaux của Pháp, và nhận được đánh giá cao. Các chuyên gia ghi nhận sự khác biệt đáng kể về màu sắc, hương thơm và mùi vị của loại rượu trở về từ ISS. Rõ ràng rượu vang sau khi được ủ ngoài không gian có màu sắc và hương vị ngon hơn khi ở Trái Đất.
Trên thực tế, rượu vang Petrus từ vùng Pomerol gần Bordeaux, vốn được coi là một trong những loại rượu ngon nhất ở trên thế giới, và đương nhiên là chúng có giá không hề rẻ. Theo đó, một chai rượu vang Petrus 2000 750 ml tiêu chuẩn có giá lên tới 5.400 USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách