Khám phá

"Dòng sông đỏ" ở Trung Quốc: Mưa xuống đổi màu rực rỡ, thức uống làm từ nước sông này nổi tiếng ai cũng biết

Có một truyền thuyết kể rằng khi trời đổ mưa, nước ở đây chuyển sang màu đỏ.

Dòng sông thủy ngân ẩn mình dưới kim tự tháp, chuyên gia: Chất ‘kịch độc’ dẫn tới lăng mộ? / ‘Dòng sông mê hoặc’ bí ẩn nhất Philippines với làn nước xanh thẳm nhìn thấu đáy

Trường Giang là con sông lớn nhất Trung Quốc, đồng thời được mệnh danh là dòng sông Mẹ hiền hòa hình thành nên nền văn hóa lâu đời của đất nước tỷ dân.

Đối với những ai thích thăm thú cảnh đẹp non nước hữu tình thì hai bên bờ Trường Giang chính là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Nhưng bạn biết không? Ở phụ lưu của Trường Giang có một nhánh sông rất đặc biệt, mỗi khi trời mưa lại trở thành một dòng sông đỏ rực. Có chuyện thần kỳ như thế sao?

Xích Thủy - "dòng sông đỏ"

Tại sao con sông này lại có tên là Xích Thủy?

Tên của dòng sông đỏ rực này cũng rất đơn giản, nó được gọi là sông Xích Thủy, nằm ở ngã ba ba tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên, cũng là nơi nổi tiếng với nhiều loại rượu thơm ngon.

Tại sao con sông này lại có tên là Xích Thủy? Thời xưa, sông Xích Thủy còn có tên An Lạc Thủy hay Đại Thiệp Thủy. Thật ra, có một truyền thuyết kể rằng khi trời đổ mưa, nước ở đây chuyển sang màu đỏ.

Trên thực tế, hiện tượng đổi màu này không phải là truyền thuyết, mà có căn cứ khoa học hẳn hoi. Ở thượng nguồn sông Xích Thủy có một thung lũng chứa đất đá màu đỏ. Sau một thời gian dài bị phong hóa, loại đất đá này đã trở nên mềm và dễ vỡ hơn.

Mưa xuống, nước sông dâng cao bị trộn lẫn với loại bùn đất ở thượng nguồn. Vì loại đất đá này có màu đỏ nên dòng nước cũng sẽ chuyển màu theo. Nhìn từ xa giống như một dòng sông đỏ rực khiến những ai không am hiểu liền cảm thấy có cảm giác hơi ghê rợn.

Cái tên Xích Thủy cũng từ đó mà ra. "Xích" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là màu đỏ.

 

Những truyền thuyết về con sông có màu đỏ

Có một truyền thuyết rất kỳ bí về con sông này. Đó là một vị Long Vương sống đáy sông Xích Thủy. Ngày thường rất yên tĩnh, nhưng khi gặp sấm sét và mưa, Long Vương trở nên rất hung bạo. Mỗi khi Long Vương nổi giận, nước sông nơi đây sẽ chuyển sang màu đỏ.

Ngoài việc sông chuyển màu, còn có một hiện tượng lạ khác là mỗi khi trời mưa, nhiều loài rắn rết ở khu vực hai bên bờ sông sẽ lũ lượt bò ra. Người ta cho rằng hiện tượng này là để ngăn cản con người làm phiền đến sự yên tĩnh của Long Vương.

Tuy nhiên, theo lý giải của khoa học, mưa làm nước sông dâng cao dẫn đến mất nơi ẩn náu nên các loài rắn rết và côn trùng sống gần hai bên bờ phải bò lên chỗ cao.

Sự xuất hiện của những truyền thuyết này xuất phát từ việc con người không có cách nào giải thích được một số hiện tượng tự nhiên.

 

Xích Thủy - nơi bồi đắp văn hóa rượu

Sông Xích Thủy là một thánh địa du lịch sở hữu phong cảnh độc nhất vô nhị. Sau cơn mưa, dòng sông chuyển màu đỏ. Nếu trùng hợp với khoảnh khắc hoàng hôn thì cả không gian nơi đây sẽ nhuốm một màu đỏ rực, tạo nên cảnh tượng vô cùng diễm lệ.

Du khách đến khu vực hai bên bờ sông Xích Thủy có thể tìm hiểu về văn hóa rượu lâu đời, nếm đủ loại rượu ngon.

Vào thời nhà Hán, cư dân hai bên bờ sông đã biết làm nghề nấu rượu. Cho đến nay, 60% loại rượu nổi tiếng trong nước hầu hết đến từ đây. Ví dụ như rượu Mao Đài nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Lý do chủ yếu khiến rượu ở đây nổi danh như vậy: Xích Thủy là nhánh sông duy nhất của Trường Giang không bị ô nhiễm.

Chất nước tuyệt vời đã ủ nên nhiều loại rượu ngon, trong đó có Mao Đài. Nhiều người cho rằng dù không bị ô nhiễm nhưng trong nước vẫn có rất nhiều vi khuẩn và đất cát, theo đó ủ rượu từ nước sông Xích Thủy là không hợp vệ sinh.

 

Thật ra màu sắc của sông Xích Thủy thay đổi theo mùa. Khoảng thời gian tử Tết Đoan Ngọ (tháng 6) đến Tết Trùng Dương (tháng 10) là mùa mưa ở sông Xích Thủy, nên nước sông chuyển sang màu đỏ đậm nhất chứa phù sa dày đặc.

Ngoài thời gian này, nước sông vẫn ở trạng thái trong xanh. Người ta sẽ lấy nước này để nấu rượu sau khi thanh lọc và diệt khuẩn.

Theo Báo Tổ quốc
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm