Khám phá

Kim tự tháp Ai Cập mọc bên dòng sông “ma”

Kỳ quan thế giới Giza và các kim tự tháp khác quanh đó không hề được xây dựng giữa sa mạc khô cằn, nghiên cứu mới tiết lộ.

"Bí ẩn kép" xác ướp mang thai trong quan tài nam tu sĩ Ai Cập / Quét xác ướp cô gái Ai Cập 2.700 tuổi, bộ xương khiến các nhà khoa học giật mình

Đá xây dựng các kim tự tháp từ lâu đã được xác định là lấy từ nơi cách hàng trăm dặm bên bờ sông Nile, nhưng cách mà người cổ đại vận chuyển số đá này cũng như các vật liệu xây dựng khác vẫn là một câu đố.

Theo Science Alert, nghiên cứu mới cho thấy đã có nhiều con thuyền xuôi ngược quanh khu vực Giza ngự trị này nay, hoàn toàn dễ dàng, không có gì phức tạp, nhờ sự hiện diện của một hệ thống sông "ma".

Kim tự tháp Ai Cập mọc bên dòng sông “ma” - Ảnh 1.

Kim tự tháp Menkaure, Khafre và Khufu nhìn từ Cao nguyên Giza - Ảnh: LIVE SCIENCE

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa vật lý Hader Sheisha từ Đại học Aix-Marseille - Pháp đã kiểm tra các hạt phấn hoa hóa thạch từ các lõi khoan trầm tích khu vực xung quanh kim tự tháp Giza.

Bằng chứng thực vật thú vị này có thể giúp tái hiện lại khí hậu khu vực khi mà Giza được xây dựng nên, cũng như cảnh quan của thảm thực vật.

Kết quả là một cảnh quan trông rất khác vùng sa mạc mênh mông mà Giza và quần thể kim tự tháp quanh đó ngự trị ngày nay. Phấn hoa cổ đại này xuất phát từ những thực vật đầm lầy giống cỏ, mọc ở gần mép các hồ nước.

Điều này có nghĩa, nhánh sông cổ đại Khufu của sông Nile chạy ngang khu vực Giza mà từ lâu các nhà khoa học đã nghi ngờ đã từng rất rộng lớn vào khoảng 8.000 năm về trước. Đến thời của Giza nhánh sông vẫn đủ lớn để duy trì một đồng bằng sông trù phú với thảm thực vật xanh tươi và tuyến đường thủy thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu xây kim tự tháp.

Sau thời trị vị của pharaoh Tutankhamun (khoảng năm 1349-1338 trước Công Nguyên), nhánh Khufu suy giảm nhanh chóng cho đến khi đạt được mức thấp nhất vào cuối triều đại.

 

Điều này phù hợp với những gì mà các xác ướp Ai Cập trước và sau thời điểm đó thể hiện. Những người sống vào thời điểm mà Khufu bắt đầu biến mất cho thấy họ đã sống trong một môi trường khô cằn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm