Khám phá

"Kinh hoàng" về những lời nguyền xác ướp

Những xác ướp đã ngủ yên hàng nghìn năm dưới đất sâu bị đánh thức... và những lời nguyền kinh hoàng bắt đầu ứng nghiệm.

11 vật thể bí ẩn trong vũ trụ mà con người chưa thể lý giải / Sóc đất ác chiến ‘nảy lửa’ với rắn hổ mang để bảo vệ con

Đáng sợ lời nguyền xác ướp Ai Cập

Những kim tự tháp Ai Cập vẫn là một câu đố thách thức cả nhân loại. Một trong những điều ngăn cản giới khoa học, khảo cổ học tiếp cận và nghiên cứu nền văn minh Ai Cập cổ đại là những lời nguyền đáng sợ của xác ướp Ai Cập.

Tháng 11 năm 1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ngài Hôvađơ Catơ, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaông Tutancamôn tại vùng thung lũng Đế vương; Từ trong đó đã đào được hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,...

Lời nguyền xác ướp cản trở giới khoa học tiếp cận nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Lời nguyền xác ướp cản trở giới khoa học tiếp cận nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Chị gái của ông ta, trong hồi kỹ đã viết rằng: "Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!"Thành công đó đã làm chấn động thế giới. Ngày 18 tháng 2 năm sau, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi mới, huân tước Canaphen, người đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Catơ tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ và sau đó bỗng mắc bệnh nặng, rồi qua đời.

Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối lọan.

Đaoglat - chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaông, không bao lâu cũng trở thành vật hy sinh cho các lăng mộ Pharaông, ông ta ngày càng suy nhược và qua đời.
Trong 2 năm sau khi khai quật lăng mộ đó, có tới 22 người trong đội khai quật chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Từ đó tin tức về việc Pharaông làm chết người lan truyền khắp nơi.

Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh ngài Oaitơ, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Điều khiến người ta khiếp sợ là, sau khi vào tham quan về, ông ta treo cổ tự tử.

Mô tả ảnh.
Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được bí ẩn về những cái chết bất thường.

Tất cả những điều đó khiến cho truyền kỳ về Pharaông càng được phủ thêm bức màn đen bí ẩn.

Lời nguyền xác ướp “Người băng Otzi”

Không chỉ được xem là xác ướp bảo quản tự nhiên lâu nhất châu Âu, “Người băng Otzi” còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng với những ai có liên quan đến quá trình tìm thấy và nghiên cứu nó.

Xác ướp “Người băng Otzi” với hơn 5.300 tuổi được cặp vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon phát hiện trên dãy núi Alps ở vùng biên giới của Áo và Ý vào năm 1911. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu đươc thân thế, cuộc đời cũng như lý do nào dẫn đến cái chết của xác ướp này.

Mô tả ảnh.
Lời nguyền “Người băng Otzi” và 7 cái chết bất ngờ của những người liên quan.

Tiến sỹ Rainer Henn – thành viên của đội nghiên cứu xác ướp. Vào năm 1992, ông đã tử nạn trên đường đến dự buổi hội thảo về “Người băng Otzi” do xe của ông đâm vào một chiếc xe khác.

 

Nạn nhân xấu số tiếp theo là nhà làm phim Rainer Hoelzl, người đã công bố cho cả thế giới biết về sự tồn tại của xác ướp. Ông bị nhiễm một căn lạ khiến toàn thân đau đớn quằn quại suốt nhiều tháng và qua đời sau khi bộ phim tài liệu về “Người băng Otzi” được công chiếu.
Mô tả ảnh.
Chưa ai có thể lý giải được lời nguyền chết chóc này.

Helmut Simon, người tìm ra xác ướp cũng không thoát khỏi lời nguyền. Ông bị một cơn bão tuyết chôn vùi ngay sau khi nhận được tiền thưởng do phát hiện ra “Người băng Otzi”.

Người tìm ra thi thể của ông cũng đột ngột qua đời vài giờ sau tang lễ của Helmut. Hai cái tên cuối cùng mà lời nguyền ứng nghiệm là chuyên gia về xác ướp Konrad Spindler và tiến sĩ Tom Loy – người phân tích mẫu máu trên quần áo và vũ khí cạnh “Người băng Otzi”.

Sau những cái chết đột ngột, dù những người lạc quan nhất cũng khó mà "lờ đi" sự tồn tại của lời nguyền bí ẩn xung quanh “Người băng Otzi”.

Xác ướp công chúa Altai

Thi hài công chúa Altai từng được bảo quản tự nhiên dưới tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở một cao nguyên thuộc Tây Nam Siberia suốt hơn 2.500 năm.

 

Mô tả ảnh.
Hàng loạt thiên tai xảy ra dưới sự phẫn nỗ của công chúa Altai.

Nhà khoa học Natalia Polosmak đã phát hiện và khai quật vào năm 1993, xác ướp đã được đưa về bảo tàng và trở thành “một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ 20”.

Việc di dời xác ướp của công chúa Altai đã khiến những cư dân ở địa phương lo ngại và giận dữ. Đối với họ, sự hiện diện của xác ướp dưới hầm mộ sẽ giúp ngăn chặn lối vào âm ty, sự dịch chuyển sẽ dẫn tới hàng loạt thảm họa tự nhiên. Và những sự việc diễn ra sau đó đã khiến cả thế giới phải khiếp sợ.

Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến trận động đất5,3 độ Richter vào ngày 31/7/2012, trận địa chấn lớn nhất trong lịch sử Altai với cường độ 6,6 độ Richter xảy ra vào ngày 27/9/2003, hay những trận lũ lụt liên miên trong suốt thời gian qua. Trước sư kêu gọi của người dân, các nhà chức trách đã quyết định đưa xác ướp trở về nơi an táng ban đầu để “ngăn cơn thịnh nộ của công chúa quá cố”.

Mô tả ảnh.
Xác ướp công chúa sẽ sớm được đưa trở về nơi an táng ban đầu.

Các nhà chức trách cho biết họ đang nghĩ tới một phương án và sẽ sớm đưa xác ướp công chúa trở về nơi an táng ban đầu

Tất cả những cái chết đột ngột và bất thường trên được cho rằng là lời nguyền xác ướp đem lại, đó chính là lời cảnh báo của xác ướp.
Sự trả thù ấy có thật hay không, lời nguyền của xác ướp liệu có tồn tại? Cho đến nay, đây vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải với nhân loại.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm