Bạn có biết: Loài khủng long nhỏ nhất thế giới có kích thước chỉ 5 cm
Hóa thạch khủng long 66 triệu năm tuổi chứa căn bệnh hiếm gặp trên trẻ em thời hiện đại / Dấu chân loài khủng long lớn nhất thế giới được tìm thấy cách đây 170 triệu năm
Hình ảnh khôi phục về loài khủng long siêu nhỏ Oculudentavis khaungraae ăn côn trùng |
Theo tờ Fox news, khủng long giống chim được tìm thấy bên trong miếng hổ phách có tên khoa học là Oculudentavis Khaungraae.
Các nhà khoa học công bố trong bài báo đăng tên tạp chí khoa học Nature cho biết khủng long này khả năng sống ở Myanmar 100 triệu năm trước.
Trong miếng hổ phách, sinh vật khoảng 5cm được bảo quản khá nguyên vẹn, "trông giống như vừa mới chết hôm qua".
Được biết, sinh vật nhỏ bé đã chết trước khi nhựa cây rơi trúng và bao phủ phần đầu. Lars Schmitz, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Động vật có xương sống được bảo tồn trong miếng hổ phách là điều khá hiếm gặp. Nó cung cấp cho chúng ta cái nhìn về thế giới khủng long với kích thước nhỏ nhất".
Phần đầu khủng long Oculudentavis khaungraae mắc kẹt trong miếng hổ phách |
Theo Lars Schmitz, các đặc điểm giải phẫu độc đáo của sinh vật chỉ ra đây là một trong những loài nhỏ nhất, cổ xưa nhất từng được tìm thấy.
Oculudentavis khaungraae có khả năng nặng khoảng 28 gram, ngang hàng với loài chim nhỏ nhất còn sống hiện nay là loài chim ruồi ong.
Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng người ta tin rằng loài khủng long lạ kỳ là động vật ăn thịt, ăn côn trùng.
Quan sát hình ảnh 3 chiều từ máy tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sinh vật có cánh, một đôi mắt lồi, tương tự như thằn lằn, mỏ có khoảng 30 răng.
Jingma O'Connor, nhà cổ sinh vật học, một trong những đồng tác giả nghiên cứu tiết lộ không rõ con khủng long có thể bay hay không.
Một mẫu sọ của cá thể trưởng thành bảo quản trong miếng hổ phách có thể là đại diện của loài khủng long Mesozoi nhỏ nhất từng được biết đến trong hồ sơ hóa thạch.
O'Connor cho biết: "Tôi hoàn toàn bị bất ngờ. Đối với một nhà cổ sinh vật học, điều đó thật kỳ lạ. Tôi chưa bao giờ trông thấy bất cứ điều gì tương tự như vậy".
Phát hiện này mang đến cho các nhà nghiên cứu sự hiểu biết mới về cách tiến hóa ở chim, bao gồm cách chúng thu nhỏ kích thước trong quá trình tiến hóa.
Lars Schmitz giải thích: "Chưa từng tồn tại nhóm chim nào khác sở hữu hộp sọ nhỏ như vậy khi trưởng thành. Phát hiện này cho chúng ta thấy những hiểu biết trước đây chỉ là một phần về các loài động vật có xương sống nhỏ bé trong thời đại khủng long".
Hồi tháng 11/2019, các nhà khoa học phát hiện loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất thế giới, Gnathovorax cabreirai, dài khoảng 100 mét. sinh sống ở miền nam Brazil, cách đây gần 230 triệu năm trước.
Theo các chuyên gia, một tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất tại nơi hiện là bán đảo Yucatan, Mexico, đã khiến loài khủng long bị xóa sổ khoảng 65 triệu năm trước.
Sự việc không chỉ quét sạch khủng long mà còn giết chết gần 75% tất cả các loài trên hành tinh.
Một nghiên cứu công bố vào tháng 9/2019 tiết lộ tác động của tiểu hành tinh tương đương sức mạnh của 10 tỷ quả bom nguyên tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?