"Kỷ vật" cuối cùng của một loài người khác để lại địa cầu
Khám phá về đôi vợ chồng vua chúa "dị hợm" nhất trong lịch sử Trung Quốc / Phát hiện ốc đảo nghi có hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh
Khoa học đã chứng minh Homo Sapiens – người tinh khôn chúng ta – không phải là loài duy nhất được gọi là "người" từng tồn tại trên trái đất. Chi "Người" (Homo) có thể có đến hàng chục loài, với lịch sử vài triệu năm, trong đó Homo Sapiens là loài sinh sau đẻ muộn nhất với thời gian tồn tại trên địa cầu chỉ hơn 300.000 năm.
Trong đó loài ngườicó các đặc điêm tương đồng và có thời gian sinh tồn trên trái đất gần với chúng ta nhất là Neanderthals, một giống người mạnh mẽ, là những tay săn bắn hảo hạng. Họ được cho là đã biến mất một cách bí ẩn khỏi trái đất vào khoảng gần 50.000 năm về trước. Nhưng mới đây, một hiện vật chỉ 40.000 năm tuổi, đại diện cho những vị tổ tiên Neanderthals cuối cùng, đã xuất hiện ở làng Calafell, Tây Ban Nha.
Theo nhà khảo cổ Antonio Rodriguez-Hidalgo từ Viện Tiến hóa ở Châu Phi (trụ sở ở Madrid, Tây Ban Nha, chuyên nghiên cứu sự tiến hóa của con người từ "cái nôi" Châu Phi), mặt dây chuyền làm từ vuốt đại bàng có thể là kỷ vật cuối cùng mà người Neanderthals đã làm ra và để lại thế giới.
Ảnh: Antonio Rodriguez-Hidalgo
Mặt dây chuyền còn có những vết hằn sâu, rõ ràng là được chạm khắc để thành một lá bùa. Điều này là minh chứng cho bước thay đổi quan trọng của các sinh vật thuộc chi Người về mặt nhận thức, cho thấy họ bắt đầu có ý niệm thao túng thế giới.
Tạo vật quý giá này được phát hiện trong một hang động mang tên Foradada từ năm 2015, nhưng mãi đến nay, bí ẩn đằng sau nó mới được hé lộ sau quá trình nghiên cứu chi tiết, đối chiếu với các bằng chứng khảo cổ khác về người Neanderthals.
Hang động của loài người cổ Neanderthals nơi tìm thấy hiện vật - ảnh: Antonio Rodriguez-Hidalgo
Trước đây, giới khảo cổ cho rằng người Neanderthals không có bất kỳ hình thức văn hóa biểu tượng nào cho đến khi Homo Sapiens chúng ta di cư vào Châu Âu và giới thiệu cho họ những khái niệm đó.
Tuy nhiên bằng chứng mới này đã đảo lộn tất cả: dấu vết bí ẩn của đại bàng đã được tìm thấy tại hàng loạt địa điểm khác của người Neanderthals ở Châu Âu, vì vậy rất có thể loài người cổ này đã thao túng hoặc thường xuyên săn bắt đại bàng để lấy móng tạo nên những chiếc bùa – tạo nên thứ văn hóa biểu tượng của riêng họ.
Và có thể chính người Homo Sapiens chúng ta mới là kẻ đi sao chép thói quen dùng vuốt đại bàng làm vật trang sức, theo đồng tác giả Juan Ignacio Morales từ Đại học Barcelona (Tây Ban Nha).
Kỷ vật đặc biệt này có thể đã được làm ra trong thời điểm 2 quần thể Homo Sapiens và Neanderthals giao thoa nhau ở Châu Âu. Và gọi người Neanderthals là "tổ tiên" bởi họ không hề đối địch với những người Homo Sapiens mới di cư, mà còn đến với nhau trong các cuộc hôn phối dị chủng. Một nghiên cứu gây sốc năm 2018 cho thấy ở một số người dân vùng Bắc Âu, hình dáng sọ dài của người Neanderthals vẫn tồn tại cùng với 2% yếu tố Neanderthals trong bộ gene.
End of content
Không có tin nào tiếp theo