'Làng tỷ phú' của Việt Nam quy tụ toàn đại gia nổi tiếng, biệt thự la liệt, đến lăng mộ cũng 'sang'
Bí mật về quán lẩu lớn nhất thế giới ở Trung Quốc, thực khách không dám đứng lên đi WC vì 1 lý do / Vết cày niên đại 7.000 năm thay đổi hiểu biết của con người về nền nông nghiệp châu Âu thời tiền sử
Tại xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có một ngôi làng cực kì nổi tiếng vì sự giàu có lâu đời, đó là làng Phương La hay còn gọi là làng Mẹo. Xuất phát điểm với nghề dệt truyền thống làm điểm tựa, dân làng Mẹo qua bao đời vừa giữ vững được văn hóa lại vừa đưa vùng quê lúa trở thành khu vực sầm uất quy tụ hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ, đâu đâu cũng có biệt thự sang trọng, đến lăng mộ cũng được xây cao chót vót. Thậm chí, trong làng có hẳn một chi nhánh ngân hàng và một siêu thị lớn ngang Big C.
Được biết, làng Mẹocó hơn 100 tỷ phú và con số này không dừng lại mà mỗi năm lại có thêm vài người gia nhập, chính vì thế nên người ta mới gọi ngôi làng này là "làng tỷ phú". Có thể liệt kê những đại gia tiêu biểu xuất thân từ làng Mẹo như: Ông Trần Văn Sen - ông chủ của Tập đoàn Hương Sen và hãng Bia Đại Việt; Ông Vũ Quang Hội - ông chủ của Tập đoàn Bitexco; Ông Vũ Quang Bảo - Chủ tịch Công ty Cổ phần Vital. Điểm chung của các đại gia này chính là họ đều có xuất phát điểm từ nghề dệt truyền thống của làng.
Ông Trần Văn Toán, trưởng thôn Phương La 2, tiết lộ:"Các đại gia đi lên từ nghề dệt truyền thống, trước kia các cụ chủ yếu dệt các sản phẩm thô sơ, giờ chủ yếu sản xuất các loại hàng xuất khẩu sang châu Âu. Nhờ nghề dệt mà họ trở nên giàu có lại nhạy bén trong kinh doanh, họ đổ tiền kinh doanh tiếp như bia rượu, xây dựng, thủy điện, vận tải… nên họ giàu lại càng giàu thêm. Chính vì vậy làng Mẹo trở nên nổi tiếng vì sự giàu có khắp tỉnh cũng như khắp đất nước".
Trong cuốn sách "Long Hưng – đất phát nghiệp Vương triều Trần" do nhà nghiên cứu Đặng Hùng biên soạn thì người dân làng Mẹo từ xưa đã nổi tiếng là ai cũng giàu hoặc rất giàu, chưa bao giờ rơi vào cảnh đói nghèo. Dân Thái Bình còn rỉ tai nhau câu nói: "Người làng Mẹo quẳng đâu cũng không chết".
Chính vì giàu có nên dân làng Mẹo rất chịu chơi. Ngoài xây biệt thự thì họ còn thích xây lăng mộ đồ sộ và sưu tầm cây cảnh. Công trình hoành tráng bậc nhất ở đây có thể kể đến "Đền thờ Tổ nhà họ Trần" có quy mô 5ha gồm 3 tầng, 6 mái, cao 41m do đại gia Trần Văn Sen đứng ra chủ trì chủ chi. Được biết ông đã mua nửa cánh đồng với mức giá không hề kém giá đất Thủ đô để xây dựng công trình này. Hay chùa Linh Ứng (chùa Mẹo) hơn 300 tuổi, vốn có diện tích 3.000m2 đã được trùng tu và mở rộng gấp đôi nhờ sự tài trợ của doanh nhân Lê Minh Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bitexco Nam Long và vợ Vũ Thị Suốt.
Có một số thông tin lan truyền cho rằng tổ tiên làng Mẹo từ khi lập làng đã truyền cho đời sau một bài kệ dài 1.200 câu chứa đựng bí quyết kinh doanh. Điều đặc biệt là bài kệ này không được ghi chép mà chỉ truyền miệng trong gia đình. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy sự tồn tại của bài kệ này. Về bí quyết làm giàu, người ta cho rằng dân làng Mẹo từ nhỏ đã được giáo dục về kinh doanh, tinh thần "nghĩ lớn, làm lớn", không lùi bước trước khó khăn nên thành công cũng là điều dễ hiểu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ