"Lật tẩy" bí quyết sau khả năng siêu đẳng của động vật
Bạn có bao giờ từng thắc mắc về những khả năng siêu đẳng của động vật như làm thế nào rắn hổ mang phun độc trúng mục tiêu với độ chính xác tuyệt vời, bí quyết nhảy xa của loài ếch.
Ảnh động vật: Mèo đuổi bắt chim, sư tử ngáp... / Ảnh động vật: Đại bàng đầu trọc giành mồi với cáo, bơi cùng sứa "khủng"...
Thực tế, rắn hổ mang điều hướng cơ thể và mắt chuyển động theo các mối đe dọa tiềm năng. Ước tính mắt của các mối đe dọa trong khoảng 200 mili giây. Với ước tính này, rắn hổ mang có thể nhắm và bắn với độ chính xác cực cao.
Bộ chân kiếm (copepod) nhảy cao. Đối với động vật giáp xác thuộc bộ chân kiếm, nhảy chính là giải pháp để có thể thoát khỏi những kẻ săn mồi dưới nước lớn hơn mình như sứa, cá trích và cá thu. Loài này được công nhận là nhảy cao nhất trên thế giới, làm thế nào một con vật siêu nhỏ lại có thể tạo ra tốc độ như vậy?
Đó là bởi vì động vật bộ chân kiếm có hai hệ thống cơ khác nhau, một cho nhảy và một cho bơi cho phép đôi chân rất nhỏ của chúng có lực. Các cơ sử dụng để nhảy khác biệt so với cơ sử dụng để bơi. Bên cạnh cơ chế bảo vệ tuyệt vời, khả năng siêu nhảy của loài này còn cho phép nó tấn công lén con mồi nhỏ hơn.
Nếu bộ chân kiếm nhảy khỏe nhất thì ếch chắc chắn là loài nhảy xa nhất, bằng chứng một con ếch nhỏ có thể nhảy chiều dài hơn 10 lần chiều dài cơ thể của nó.
Bí quyết để ếch có khả năng nhảy xa như vậy nằm ở cơ bắp chân của nó, đó là bộ phận cực kỳ linh hoạt so với những động vật có vú khác. Trước khi nhảy, ếch đặt mình ở tư thế cúi kéo dài và kéo dài cơ bắp chân sau. Như vậy, những con ếch sẽ có năng lượng cơ học đáng kinh ngạc và cất bước để thoát khỏi các mối đe dọa tiềm tàng.
Thật khó tin khi một con voi lớn, to xác sẽ phải sợ những động vật nhỏ như ong vò vẽ. Theo nghiên cứu gần đây, qua phân tích những âm thanh khác biệt trong giao tiếp của voi, các nhà khoa học nhận thấy chúng sử dụng để cảnh báo về mối nguy hiểm với các con ong vò vẽ và báo đàn bỏ chạy.
Đặc biệt thú vị, nghiên cứu cho thấy các con voi nghe thấy cảnh báo vẫn chạy trốn, ngay cả khi không nhìn thấy những con ong trước mặt.
Hiện tượng phát quang sinh học ở một số sinh vật. Phát quang sinh học là một hiện tượng hấp dẫn và là cơ chế tự vệ đối với nhiều sinh vật biển nhỏ như sứa biển sâu, cá rồng đen, mực...
Dù được sử dụng như một kiểu ngụy trang, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho những kẻ săn mồi lớn hơn để tránh xa. Tuy nhiên, cơ chế phát quang sinh học vẫn chưa được khám phá đầy đủ.
Theo Lưu Thoa/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Hãi hùng trước cảnh trăn Anaconda khổng lồ mang thai bị xe tải cán trên cao tốc, hàng chục con non rơi ra ngoài
CLIP: Rùng mình trước cảnh trăn mẹ "khổng lồ" hạ sinh con
Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam: Được xây nhanh nhất thế giới, nằm ở nơi ít ai nghĩ đến
Linh dương ác chiến giành sự sống trước trăn khổng lồ và cái kết ‘đồng quy vu tận’
Đại tướng duy nhất của Việt Nam là người Quảng Trị: Gia thế đáng ngưỡng mộ, tên được đặt cho nhiều địa danh
CLIP: Sư tử "đanh đá", thách thức quyền uy tối thượng của sư tử đực
Cột tin quảng cáo
Không phải tất cả mọi con rắn hổ mang đều sử dụng nọc độc để tấn công con mồi, đúng hơn, nó còn là một cơ chế tự bảo vệ hiệu quả. Các nhà nghiên cứu thắc mắc làm thế nào loài động vật này phun độc trúng mục tiêu với độ chính xác tuyệt vời như vậy?