Bí ẩn bộ tộc làm đẹp bằng sừng động vật
đàn ông và phụ nữ bộ tộc Konyak Naga cắm sừng lên tai. Theo đó, đàn ông sẽ cắm vào tai những chiếc sừng to lớn. Phụ nữ, sau khi có chồng, sẽ khoét hai lỗ trên vành tai và cắm hai cái sừng làm từ lông nhím...
Bí ẩn về bộ tộc có "phép thuật" sống trong rừng ở Nga / Cuộc sống của bộ tộc dùng nước tiểu của bò để tắm
Ảnh minh họa.
Theo BBC, đàn ông và phụ nữ bộ tộc Konyak Naga cắm sừng lên tai. Theo đó, đàn ông sẽ cắm vào tai những chiếc sừng to lớn. Phụ nữ, sau khi có chồng, sẽ khoét hai lỗ trên vành tai và cắm hai cái sừng làm từ lông nhím. Khi sinh con, phụ nữ Konyak Naga còn xăm những vòng tròn theo bắp chân, đầu gối như một cách đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời.
Theo Daily Mail, người Konyak Naga là một trong những bộ tộc thiểu số sống ở Ấn Độ. Mỗi ngôi làng của người Konyak Naga đều được trị vì bởi một vị vua - chiến binh giỏi và dũng cảm nhất có đặc quyền xăm hình trên ngực hoặc mặt, tùy theo phong tục từng ngôi làng.
Bộ tộc Konyak Naga sống ở làng Longwa thuộc bang Nagaland, Ấn Độ. Theo World Atlas, đây là một trong 8 tiểu bang của Ấn Độ, cũng là một trong những bang nhỏ nhất của quốc gia này.
Theo BBC, đa số người Konyak Naga theo đạo Tin lành. Nguyên thủy người Konyak Naga thờ các vị thần tự nhiên như Mặt Trăng, Mặt Trời, cây cối…Tuy nhiên, từ thế kỷ 19, sự xuất hiện của người Anh ở đây đã kéo theo đạo Tin Lành phát triển ở cả vùng Đông Bắc, trong đó có bang Nagaland.
Săn bắn là hình thức kiếm sống chủ yếu của người Konyak Naga. Những con thú săn được là nguồn thực phẩm chính của họ.
Do chủ yếu sống bằng săn bắn, họ dùng xương thú rừng làm vật trang trícho các bức tường của ngôi nhà. Với người Konyak Naga, đó như phần thưởng cho nhiều thập niên săn bắt.
Theo Hà Sơn/Zing
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Cột tin quảng cáo