"Loại bỏ" một phần cơ thể để thích nghi và tồn tại: Đây là cách rắn đuôi chuông "vô hiệu hóa" cái nóng vùng sa mạc
Nọc cực độc của rắn hổ có thể cứu sống con người / Bí ẩn ngôi làng biến mất không dấu vết sau một đêm, tất cả loài rắn cũng bỏ chạy: Sự thật ớn lạnh!
Về cơ bản, tất cả các loài rắn trên Trái Đất di chuyển (bò) theo 4 cách cơ bản (tùy thuộc vào môi trường sống như trên sa mạc, nước, cây, đất), bao gồm: Thẳng - Gợn sóng - Uốn lượn sang ngang - và Concertina (hay đẩy trượt, ép thân như đàn côngxectina rồi giãn về phía trước).
Không giống như các loài rắn khác – là dùng đầu để định hướng đường đi – các loài rắn đi ngang trong đó có rắn đuôi chuông di chuyển theo kiểu uốn lượn sang ngang (đi ngang), tức là chúng dùng thân mình để định hướng và làm chủ đường đi.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập da rắn tự nhiên từ ba loài rắn đi ngang (Sidewinders): Rắn đuôi chuông (Crotalus cerastes) có nguồn gốc từ Mỹ và Mexico; và hai loài rắn Bắc Phi là rắn có sừng Sahara (Cerastes cerastes) và rắn cát Sahara (Cerastes vipera).
Theo báo cáo của Cosmos Magazine, các nhà nghiên cứu đã so sánh da thu thập được với rắn đuôi chuông đầu mũi thương Mexico (Crotalus polystictus).
Rắn đuôi chuông đầu mũi thương Mexico (Crotalus polystictus). Ảnh: Internet
Khi quan sát các loại da rắn khác nhau dưới kính hiển vi lực nguyên tử, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy đuôi chuông đầu mũi thương Mexico, một loài rắn di chuyển theo hướng trườn về phía trước, có vảy bụng dưới dạng gai.
Ngược lại, loài rắn cát Sahara chỉ có những hố nhỏ đồng nhất trên bụng, Cosmos Magazine đưa tin. Asher Elbein báo cáo cho New York Times để xem các gân bụng, gai bụng khác nhau hoạt động như thế nào dưới các bề mặt ma sát khác nhau.
Tờ New York Times về sau cho biết, các gai nhọn tạo ra ma sát theo hướng nhiều hơn với mặt đất và cho phép rắn đẩy mình về phía trước.
Tiến hóa để tồn tại
Sau khi xem xét da rắn đuôi chuông dưới kính hiển vi, Jennifer Rieser và nhóm của cô từ Đại học Emory ở Atlanta, Mỹ nhận thấy rằng bụng của những con rắn có nhiều lỗ cực nhỏ và có thể là lý do chúng có thể di chuyển trên cát trơn một cách dễ dàng.
Điều này cho thấy, rất có thể rắn đi ngang đã loại bỏ gai để tạo ra một cái bụng trơn hơn, mịn hơn, không ma sát để chúng có thể di chuyển theo bất kỳ hướng nào mà không có lực cản ma sát.
Các nhà khoa học cho biết, rắn đi ngang di chuyển bằng cách đồng thời giữ hai phần của cơ thể của chúng trên đẩy về phía trước. Việc giữ cho toàn bộ cơ thể rắn tiếp xúc ít với cát sa mạc nhiều nhất có thể đã giúp chúng tránh bị cát nóng thiêu đốt cơ thể, đồng thời tăng tốc cho chúng trong quá trình di chuyển.
Vận tốc lớn nhất mà các loài rắn đi ngang sinh sống ở sa mạc có thể đạt được là 30 km/giờ, tương đương với 8 mét mỗi giây!
Không giống như các loại rắn trườn, loài rắn đi ngang không cần phải đẩy cơ thể về phía trước để bắt đầu di chuyển vì các thân dưới của chúng tự đẩy lên trên, theo báo cáo của Cosmos Magazine. Do đó, nếu phần bụng và thân của chúng (bên hông) có vảy gai nhọn, chúng sẽ không thể di chuyển theo hướng sang một bên và sẽ chịu nhiều ma sát hơn với cát.
Bên cạnh đó, khi xem xét kỹ phần da rắn bên hông của rắn đuôi chuông, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó có những lỗ nhỏ dọc theo vảy bụng giống như họ hàng xa châu Phi của chúng và cũng có một vài gai cực nhỏ.
Điều này cho thấy, theo New York Times dẫn lời các nhà khoa học giải thích, thì đây là bằng chứng về việc loài rắn đi ngang ở sa mạc đã thích nghi với môi trường sống của chúng.
"Điều đó có thể giải thích tại sao phần bên hông của rắn đuôi chuông vẫn còn sót lại một vài chiếc gai nhỏ trên bụng".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh