Khám phá

"Ma cà rồng" của thế giới tự nhiên cũng biết cách ly để bảo vệ đồng loại

Một nghiên cứu cho thấy, khi dơi quỷ bị ốm, chúng có tương tác ít hơn với gia đình và bạn bè.

Thành phố Tiwanaku và những bí ẩn cổng mặt trời / Độc đáo trang phục phụ nữ các dân tộc vùng cao

Dơi quỷ là sinh vật hút máu với hàm răng sắc như dao cạo, "thực phẩm" chính trong bữa ăn hàng ngày của chúng là máu của các động vật khác (bao gồm cả máu người).

Khác với tập tính độc ác này, dơi quỷ rất tình nghĩa với đồng loại, chúng "sợ cô đơn" nên thường sống theo bầy với số lượng lên tới vài nghìn con. Các con trong bầy sẽ chải lông cho nhau, chia sẻ thức ăn và rủ rê nhau đi kiếm mồi chung trong đêm.

Hình ảnh đoàn tụ gia đình của loài này là nỗi kinh hoàng với những người sợ dơi.

Thế nhưng dù "sợ cô đơn" thế nào thì khi một con dơi quỷ bị ốm, nó cũng sẽ tránh xa gia đình và bạn bè của nó, nghiên cứu đã cho thấy điều này.

Nghe đến đây thì hành vi này giống như "giãn cách xã hội", nhưng sự thật không hẳn như vậy. Dơi quỷ không chủ động cách ly khỏi cộng đồng. Nghiên cứu mới được công bố trên Biology Letter cho thấy, khi dơi bị ốm, chúng gặp khó khăn trong việc tương tác với các con khác.

"Cũng giống như chúng ta. Khi bị ốm chúng thấy thật tệ và không muốn tương tác xã hội nữa." Tiến sĩ Sebastian Stockmaier, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết. "Nếu chúng bị ốm, chúng cũng không chải lông cho nhau nữa."

Ông và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng khi lũ dơi quỷ bị ốm, chúng sẽ tương tác ít hơn 30% so với khi khỏe mạnh. Và dù có chủ động hay không thì điều này cũng rất hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan của bất kì mầm bệnh nào chúng mang trong người.

Ma cà rồng của thế giới tự nhiên cũng biết cách ly để bảo vệ đồng loại - Ảnh 2.

Dơi quỷ hạn chế đi kiếm ăn hơn trong thời kỳ bị ốm.

 

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đến Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama, nơi cư trú của rất nhiều dơi quỷ. Họ dùng máu từ các lò mổ làm mồi như để thu hút lũ dơi làm thí nghiệm.

18 con dơi cái đã được tiêm lipopolysacarit (LPS), một hợp chất gây ra phản ứng miễn dịch tương tự như nhiễm trùng vi khuẩn, tạo cảm giác ốm sốt nhưng không thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe con dơi. Cảm giác này sẽ kéo dài 24 - 48 giờ.

Nhóm nghiên cứu chọn dơi cái vì con cái thường giao tiếp xã hội nhiều hơn, chúng thường chăm chải lông cho đồng loại và "nhiệt tình với các phong trào" trong bầy.

Quá trình theo dõi cho thấy, những con dơi bị tiêm thuốc tương tác ít hơn 30%, giao tiếp ít hơn 15-18 lần so với những con khác. Những con tiêm LPS cũng ngủ nhiều hơn, di chuyển ít hơn và không thích tiếp xúc với nhóm đông.

Các nhà khoa học nói thêm, một số loài vật khác cũng mất năng lượng nhiều hơn gấp 8 lần khi phải giao tiếp so với việc ở một mình.

 

Họ kết luận nhiều khả năng dơi quỷ chỉ cảm thấy "quá mệt mỏi" khi phải giao tiếp với cộng đồng chứ không phải cố tình kìm hãm bản thân như một sự hy sinh để cả bầy không nhiễm bệnh "như lời đồn".

Trong khi nhiều người sẽ giật mình khi thấy một con dơi quỷ nhe răng ra, Tiến sĩ Stockmaier, người đứng đầu nghiên cứu này, lại nghĩ chúng thật "dễ thương".

Ma cà rồng của thế giới tự nhiên cũng biết cách ly để bảo vệ đồng loại - Ảnh 4.

Thật khó để phân định đây là gương mặt "dễ thương" hay " kinh dị".

"Gần đây dơi đã mang quá nhiều tiếng xấu vì mọi người nghĩ chúng mang đến mầm bệnh Covid-19, nhưng đó là loài dơi lá mũi chứ không phải dơi quỷ. Dơi quỷ là giống loài độc đáo để nghiên cứu." - Tiến sĩ Stockmaier chia sẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm