“Mật mã vô địch” và những người hùng thầm lặng
Giải mã “quy tắc ngầm” trong chiến tranh thời Xuân Thu - Chiến Quốc / Bí mật chưa từng hé lộ về Liên Xô thời chiến tranh Lạnh
Điều này xuất phát từ một nguyên tắc bất di bất dịch của chiến tranh: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Rất nhiều chiến dịch trong lịch sử quân sự thế giới hiện đại liên quan mật thiết đến những nỗ lực kiến tạo bộ mật mã thông tin cho "quân ta", cũng như phá mật mã của quân địch. Và trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, điều đó một lần được khẳng định rõ nét.
Ngôn ngữ như tiếng chim
"Nếu không có những người Navajo, chúng ta sẽ không thể chiếm được hòn đảo này" - trung tá phụ trách thông tin liên lạc Howard Kanna đã thốt lên như vậy, sau chiến thắng vô cùng quan trọng và khốc liệt của quân đội Mỹ trước quân Nhật Bản trên đảo Iwo Jima (ngày 26/3/1945).
Trong chiến dịch đó, dưới trướng Kanna có 6 nhân viên mật mã người Navajo. Họ đã làm việc liên tục suốt nhiều ngày đêm. Họ đã nhận và phát tổng cộng hơn 800 bức điện. Phía Nhật Bản không thể giải mã nổi những gì đến và đi qua tay họ, qua các tín hiệu morse. Thứ mật mã đó được xem là "không thể bị phá vỡ".
Chiến công này, đầu tiên, xuất phát từ một kỹ sư dân sự: Philip Johnson (sinh năm 1892 tại Kansas, theo trang www.historynet.com). Là con của một nhà truyền giáo từng tiếp cận gần gũi các bộ lạc Navajo, chính Johnson cũng sử dụng nhuần nhuyễn thứ ngôn ngữ này.
Năm 1942, trong một chuyến thăm căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ Elliot tại San Diego, Johnson nói với một sĩ quan truyền tin cao cấp - trung tá James E.Jones - rằng tiếng Navajo có thể được sử dụng để tạo nên một thứ "mật mã vô địch". Jones hoài nghi, và Johnson đã đề nghị cho phép mình chứng minh điều đó.
Trở về Los Angeles, Johnson chiêu mộ một nhóm người Navajo. Họ trở lại căn cứ Elliot vào ngày 28/2/2019, để "trình diễn" trước một hội đồng thẩm định. Và bằng hành động thực tế, họ đã hoàn toàn thuyết phục được những người có thẩm quyền, khi truyền tải các mệnh lệnh quân sự từ tiếng Anh sang tiếng Navajo một cách hoàn hảo.
Tiếng Navajo vốn không có văn tự, chỉ được truyền miệng trong bộ lạc. Thứ ngôn ngữ ấy, với người da trắng, "không khác gì tiếng chim". Nó vô cùng phức tạp về âm điệu, âm tiết, ngữ pháp… Nếu không được luyện tập cũng như sử dụng lâu dài, sẽ không ai có thể hiểu được thứ tiếng ấy.
Đến thời điểm đó, theo ước tính của Johnson, trên thế giới không có quá 30 người không phải người Navajo có thể hiểu được thứ ngôn ngữ này. Trong 30 người đó, không có ai là người Nhật Bản, hay có những mối liên hệ với phía Nhật Bản.
"Buổi thử việc" đã thành công mỹ mãn. Tháng 5/1942, 29 người Navajo được gọi phục vụ trong quân ngũ, để trở thành các nhân viên biên dịch mật mã. Tất cả những người Navajo này đều nói được thành thạo tiếng Anh.
Họ được người tuyển mộ thông báo rằng họ sẽ là những "chuyên gia", phục vụ cả ở quê hương lẫn hải ngoại. Rất nhiều người trong số họ (tuổi từ 16 tới 35) chưa từng đi tàu hoặc xe bus.
Họ làm việc miệt mài trên bờ biển Califonia. Căn cứ vào tính năng của tiếng Navajo, họ tạo ra khoảng 500 thuật ngữ quân sự chuyên dụng. Và bởi vì không có từ chuyên môn hiện đại như tiếng Anh, nên họ - những người Navajo - sử dụng những cách nói ví von hoặc từ tượng thanh để thay thế, theo cách của riêng họ. Nghĩa là, ngoài họ, cho dù có bóc tách được vài lớp vỏ ngữ nghĩa, vẫn không ai có thể chuyển tải chính xác những gì được truyền đi qua các dòng tin.
Ngày chiến thắng, rất nhiều người trong số các mật mã viên Navajo ấy chọn tiếp tục ở lại phục vụ. Có những người đã gắn bó với quân ngũ suốt 30 năm. Thực tế, điều này chính là cơ hội thoát ly khỏi cuộc sống khó khăn và tẻ nhạt với mức phát triển thấp ở quê nhà dành cho họ.
Những ký ức không phai
Đúng như Howard Kanna nhận xét, các mật mã viên Navajo đã góp phần hết sức quan trọng cho ngày chiến thắng. Nhưng, không chỉ bức ảnh nổi tiếng "Cắm cờ trên đảo Iwo Jiwa", còn rất nhiều chiến công khác có phần công sức thầm lặng của những người Navajo, và cả những nhân viên thuộc các bộ tộc da đỏ - những chủ nhân nguyên thủy khác của lục địa Bắc Mỹ.
Từ bước khởi đầu đầy hứa hẹn mà Johnson gợi mở, sau đó, quân đội Mỹ còn mở rộng sử dụng một số thứ mật mã "đặc hiệu" khác. Ở chiến trường châu Âu, tiếng nói của người thổ dân bộ lạc Comanche được sử dụng theo cung cách tương tự.
Theo hồi ức của Charles Joyce Chibiti, một trong những nhân viên mật mã Comanche nổi tiếng nhất ngày ấy, đã có khá nhiều thanh niên Comanche được tuyển mộ. Yêu cầu đặt ra, đầu tiên dĩ nhiên là phải nói lưu loát ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Đồng thời, họ cũng phải sử dụng được tiếng Anh, và không có gánh nặng gia đình.
Nhóm Comanche cũng đã thiết lập nên một bảng từ gồm 250 thuật ngữ quân sự độc đáo, theo hình dung chính họ, bằng ngôn ngữ của họ. Thí dụ, "máy bay ném bom" được chuyển tải thành "con chim bụng chửa".
Thí dụ, Adolf Hitler được gọi là "người da trắng điên rồ". Điều này xảy ra khi Chibiti nhận được một bức ảnh của Hitler, và được sĩ quan phụ trách đề nghị đặt "mật hiệu" cho nhà độc tài Đức Quốc xã.
Họ cũng sẵn sàng cầm súng, tại mặt trận Thái Bình Dương. |
Tháng 1/1944, trong mưa bom bão đạn, chính Charles Joyce Chibiti là người truyền tín hiệu thông báo rằng những đợt đổ bộ đầu tiên lên bờ biển Normandy đã thành công. Như thường lệ, ông thực hiện thành công nhiệm vụ. Thứ mật mã của ông và các đồng đội, cũng như mật mã Navajo ở mặt trận Thái Bình Dương, không thể bị phá vỡ bởi quân Đức.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, quân đội Mỹ vẫn xem các hệ thống mật mã Navajo cũng như Comanche là "vũ khí bí mật" quan trọng, để tiếp tục mang vào cuộc Chiến tranh Lạnh. Các nhân viên mật mã - "những con ngỗng đẻ trứng vàng mà không kêu một tiếng" - rất ít được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Phải đến thời điểm mà độ lùi thời gian đã trở nên thích hợp, mọi chuyện mới dần được hé lộ.
Sau hơn nửa thế kỷ, công trạng của họ mới chính thức được tổng thống George Bush (cha) chính thức ghi nhận. Ông khẳng định: "Các nhân viên mật mã ấy đã dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cống hiến của họ xứng đáng được ngưỡng mộ và cảm ơn".
Đó không chỉ là sự vinh danh dành cho những người anh hùng thầm lặng. Đó còn là sự thừa nhận một cách kín đáo của nước Mỹ hiện đại, về những giá trị và bản sắc xưa cũ đã từng bị chối bỏ, bị chèn ép, bị xua đuổi… và thậm chí từng đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ", trong những quãng thời gian biến động của lịch sử lập quốc.
Những giá trị ấy, cuối cùng, cũng đã được xem là di sản chung của cả nước Mỹ, chứ không chỉ là di sản riêng của vài nhóm cộng đồng thiểu số…
* Sử dụng mật mã Navajo để truyền 3 dòng mệnh lệnh quân sự, vào thời điểm đó, mất khoảng 20 phút. Nhưng nếu sử dụng mật mã thông thường, có thể mất tới 30 phút. * Cho đến khi Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, có khoảng 420 người Navajo đã tham gia đội ngũ thông tin viên sử dụng mật mã trong quân đội Mỹ. Họ tham gia phục vụ tại hầu như tất cả mọi chiến dịch ở mặt trận Thái Bình Dương. * Tháng 11/2017, theo Business Insider, chỉ còn khoảng vài nhân viên mật mã người Navajo còn sống. Một trong những người ít ỏi cuối cùng, David Patterson, đã mất ở tuổi 94 tại New Mexico vào thời điểm đó. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Nhân viên mật mã Navajo trong công việc.