Khám phá

"Muối mặt" đi vay tiền, Từ Hy nghe đến số tiền được cho vay mà không khỏi kinh ngạc

Sở hữu khối tài sản khổng lồ, nhưng Lão Phật gia của Thanh triều vẫn có lúc phải đi vay tiền của một gia tộc nổi tiếng thời bấy giờ.

Chuyện 'nực cười' về vị vua bạc mệnh và nhu nhược nhất nhà Thanh / 100 đứa trẻ mất tích trước lúc Từ Hy qua đời: Khi mộ bà bị trộm mới lộ chân tướng rùng rợn

Năm xưa, khi liên quân 8 nước xông vào Tử Cấm Thành, ngay tới Thái hậu "hét ra lửa" như Từ Hy cũng bị dọa tới run rẩy. Vào thời điểm ấy, Lão Phật gia vốn thích ăn vận đã không còn đoái hoài gì tới quy củ, vội vã mặc trang phục của thường dân, ngồi kiệu bí mật trốn khỏi kinh thành.

Con đường trốn chạy của bà trải qua nhiều ngày vất vả. Dù vẫn có cung nữ, thái giám hầu hạ, nhưng đây là lần đầu tiên người phụ nữ quyền lực nhất Thanh triều phải trải qua cảm giác ăn không no, mặc không ấm, thậm chí còn phải lén đi trộm trứng gà của nhà dân.

Trải qua nhiều ngày, cuối cùng đoàn người đào tẩu của hoàng tộc nhà Thanh đã đến được Sơn Tây – vùng đất nổi tiếng giàu có thời bấy giờ.

Cũng chính tại nơi này, Từ Hy lần đầu làm một chuyện "muối mặt", nhưng thứ mà Lão Phật gia thu về lại vô cùng lời lãi.

Hành trình chạy trốn đến vùng đất giàu nhất Đại Thanh của Tây Thái hậu

Liên quân 8 nước đánh vào Tử Cấm Thành đã khiến Từ Hy phải bỏ ngai vàng chạy trốn. (Ảnh: Nguồn Baidu).

Khi kiệu của Từ Hy vừa đặt chân đến Kỳ Huyện (Sơn Tây), Huyện lệnh nơi đây nhận được tin Thái hậu vi hành, vội đem người ra cổng thành tiếp giá.

Từ Hy ban đầu có phần lúng túng, nhưng nhanh chóng lấy lại phong thái. Sau khi dùng bữa, bà bắt đầu đi dạo quanh các huyện Kỳ Huyện, Thái Cốc, Bình Dao để đánh giá vùng đất Sơn Tây giàu có này.

Người Sơn Tây kinh doanh nghề muốn, lá trà cùng nhiều ngành công nghiệp khác. Năng lực tài chính của nơi này đương nhiên rất mạnh.

Đặc biệt, đại gia nơi đây luôn muốn phô trương thanh thế của mình, luôn ăn vận nổi bật khi ra đường, chỉ sợ như thiên hạ không biết mình giàu có.

Chứng kiến được sự phồn hoa của nơi này, Từ Hy không khỏi thở dài mà tự nhủ:

 

"Chẳng trách khi Hoàng đế Đạo Quang còn tại vị, bề tôi vẫn thường nói đây là nơi giàu nhất trong nước. Nay ta mới có dịp mặt mục sở thị".

Muối mặt đi vay tiền, Từ Hy nghe đến số tiền được cho vay mà không khỏi kinh ngạc - Ảnh 2.

Đặt chân đến Sơn Tây, Từ Hy không khỏi ngỡ ngàng trước sự giàu có và phát triển của nơi này. (Ảnh: Nguồn Qulishi.com).

Từ Hy đi tới Thái Cốc, phát hiện ra cách làm giàu của phú thương nơi này chủ yếu đến từ bất động sản. Tại đây, bà đã ghé thăm phủ đệ của một gia tộc nức tiếng giàu có thời bấy giờ - Tào gia.

Tương truyền rằng, năm xưa tổ tiên của nhà họ Tào từng đi ăn xin kiếm sống. Sau khi kết thúc những năm tháng hành khất, Tào gia chuyển sang kinh doanh.

Nhờ có đầu óc nhạy bén với kinh tế, lại thêm người nhà họ Tào giao thiệp vô cùng tốt, cuối cùng tay trắng tạo dựng sự nghiệp, dựng nên "Tam thái hào tiền trang" vang danh một thời.

 

Trong những năm Hàm Phong tại vị, mạng lưới cửa tiệm nhà họ Tào trải rộng khắp lãnh thổ Đại Thanh. Tổng tài sản của gia tộc này từng chạm tới con số 1200 vạn lượng bạc trắng và 3 vạn nhân công.

Vào thời kỳ cực thịnh, chi nhanh của gia tộc họ Tào từng phân bổ ở những kinh đô lớn trên thế giới như Paris, London, Matxcova. Có thể vươn ra thị trường quốc tế vào thời phong kiến, chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để hậu thế biết rõ thực lực kinh tế của gia tộc họ Tào.

"Muối mặt" vay tiền, Từ Hy nhận lại một con số quá lãi

Từ Hy thấy Tào Gia có số bất động sản "trùng trùng điệp điệp", gia sản hưng vượng, lại đúng lúc Thái hậu đang trong cảnh thiếu thốn, đành "muối mặt" mở miệng mượn 100 ngàn lượng bạc trắng.

Vào thời bấy giờ, việc truyền tin ít nhiều còn gặp khó khăn. Phú thương ở Sơn Tây bấy giờ chưa biết kinh thành có biến. Người nhà họ Tào chỉ đơn giản nghĩ rằng, Thái hậu đi vi hành nhưng mang không đủ lộ phí, liền hào sản mà nói:"Thần xin dâng cho Thái hậu 30 vạn lượng bạc, nếu còn chưa đủ, xin người cứ nói".

 

30 vạn lượng là con số lớn tới mức nào?

Phải biết rằng, hạm đội Bắc Dương của triều đình khi ấy cả năm cũng chỉ dùng quân phí lên tới 120 vạn lượng. Như vậy, số tiền của Tào gia đưa cho Từ Hy mượn lúc bấy giờ bằng tiền chi tiêu của cả một hạm đội trong một quý.

Sự hào phóng này khiến vị Thái hậu "hét ra lửa" ấy cũng nhất thời kinh hãi. Nhưng Lão Phật gia lõi đời đã trấn tĩnh rất nhanh.

Bà thầm nghĩ Tào gia cho mình mượn bạc, mình cũng nên cho người ở đây chút danh tiếng, là hạ lệnh đem các hạng mục thuế khóa tài chính của vùng này giao cho thương nhân nơi này kinh doanh.

Sau khi hồi kinh, Từ Hy cảm thấy dù thiếu tiền nhưng cũng không thể làm mất hình tượng. Vì thế, bà ban cho gia tộc họ Tào một của quý từ Tây Dương – đồng hồ xe lửa bằng vàng.

 

Chiếc đồng hồ này là vật phẩm được Pháp dâng tặng cho Hoàng đế Càn Long. Thiết kế của nó vô cùng tinh xảo, được tạo tác từ các loại vàng và thủy tinh.

Từ thời Càn Long cho tới khi Từ Hy nắm quyền, chiếc đồng hồ này vẫn rực rỡ như mới. Đến năm 1931, đồng hồ do Từ Hy ban tặng vẫn được đặt trang trọng trong đại điện của gia tộc họ Tào ở Thái Cốc.

Tới những năm 30 của thế kỷ trước, Tào gia vẫn là một đại gia tộc nức tiếng Trung Quốc. Tới khi Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược, sản nghiệp khổng lồ của dòng họ này tiêu tán trong chớp mắt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm