Giật mình trước "bộ sưu tập tình nhân" của Từ Hy Thái hậu
Vụ ám sát chấn động lịch sử: Dấu chấm hết cho chế độ Cộng hòa La Mã hùng mạnh / 4 cái chết ly kỳ nhất của các Hoàng hậu nhà Thanh: Đâu chỉ có chuyện nuốt kim, tuyệt thực
Cung Thân vương Dịch Hân
Dịch Thân vương là con trai thứ sáu của Hoàng đế Đạo Quang, là em trai cùng cha khác mẹ của Hoàng đế Hàm Phong. Xét về vai vế, ông là em rể của Từ Hy Thái hậu. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Tây Thái hậu và người em rể này lại không hề đơn thuần.
Chính sử Thanh triều có ghi chép: Từ Hy trước khi tiến cung đã từng là tình nhân của Dịch Thân vương, tình cảm vô cùng thắm thiết. Khi đó, Dịch Hân còn tặng cho bà nhiều trân châu đá quý. Cũng từ đó mà Từ Hy có niềm say mê đặc biệt với ngọc ngà châu báu.
Sau này, Từ Hy tiến cung làm tú nữ, đường quan lộ của Dịch Hân cũng nhanh chóng thăng tiến.
Khi Hàm Phong Hoàng đế qua đời, Từ Hy đã liên thủ với Dịch Hân tiến hành “chính biến Tân Dậu” hòng đảo chính. Sau khi người phụ nữ này nắm quyền nhiếp chính, Dịch Hân lúc đầu rất được trọng dụng.
Ảnh chụp chân dung Cung Thân vương Dịch Hân ngoài đời thực.
Tuy nhiên sau này, Thái hậu Thanh triều vì sợ người tình lạm quyền, nhiều lần tìm thủ đoạn hạ bệ Dịch Thân vương. Về cuối đời, Dịch Hân chết trong cảnh bị giáng chức.
Khi lăng mộ của Từ Hy được khai quật, người ta tìm thấy trong quan tài một tấm nệm gấm dày 7 tấc, thêu chỉ vàng, nạm hơn 12000 viên trân châu, 85 khối bảo thạch, 203 khối bạch ngọc.
Nhiều người cho rằng chiếc nệm gấm này không phải ngẫu nhiên mà được đặt vào trong quan tài của Lão Phật gia.
Sinh thời, Dịch Thân vương từng tặng cho Từ Hy một tấm nệm gấm tương tự. Thái hậu dùng nó để mua chuộc thái giám trong cung. Sau này, bà vô cùng yêu thích nệm gấm, coi đó là một thứ đã đưa mình tới vị trí mẫu nghi thiên hạ.
Đại thần phủ Nội Vụ - Vinh Lộc
Vinh Lộc đảm nhiệm chức Đại thần phủ Nội Vụ từ khi Hoàng đế Đồng Trị còn tại vị. Năm 1874, Đồng Trị băng hà. Di ngôn của tiên đế khi đó có ủy thác cho Vinh đại nhân trọng trách chọn người kế vị, cũng nhờ đó mà ông rất được Từ Hy nể trọng.
Có người còn khẳng định vị đại thần Nội Vụ này chính là mối tình đầu của Tây Thái hậu.
Nhiều giai thoại truyền lại, thuở thiếu thời, Vinh Lộc từng một lần cứu Từ Hy khỏi bị cưỡng dâm. Từ Hy vô cùng cảm kích, đem lòng yêu Vinh Lộc cũng từ đó.
Sau khi tiến cung cho tới lúc buông rèm nhiếp chính, bà vẫn luôn duy trì mối quan hệ “mập mờ” với vị đại thần này.
Những bước đi trong cuộc đời Từ Hy đều có sự hiện diện của Đại thần Nội Vụ - Vinh Lộc.
Trên thực tế, Vinh Lộc và Từ Hy luôn kề cận nhau như hình với bóng. Ông nghe theo Thái hậu, không lập con trai Đồng Trị, mà đưa em trai Tiên đế là Quang Tự lên ngai vàng, để Từ Hy buông rèm nhiếp chính.
Năm 1898, Hoàng đế Quang Tự muốn làm chủ thiên hạ, tổ chức cuộc “Bách nhật Duy Tân” (Biến pháp Mậu Tuất) nhằm canh tân đất nước. Vinh Lộc khi ấy đã liên thủ cùng Từ Hy, gây sức ép lên Hoàng đế cùng triều thần để bãi bỏ hiến pháp.
Khi liên quân tám nước đánh vào Bắc Kinh, trong cảnh “ngàn cân treo sợ tóc”, Vinh Lộc vẫn kề vai sát cánh bên cạnh Từ Hy, cùng bà chạy trốn với Tây An, sau đó lại cùng bà trở về Bắc Kinh.
Không chỉ kề cận Thái hậu, Vinh Lộc còn rất biết cách chiều lòng vị Lão Phật gia khó tính này.
Từ Hy sinh thời có một niềm yêu thích đặc biệt với dịp lễ tết. Bà thích Tết không phải vì không khí nhộn nhịp của năm mới, mà đơn giản khi Tết đến, trong cung Thái hậu sẽ chất đống quà mừng của các đại thần.
Vinh Lộc hiểu rõ niềm yêu thích của Từ Hy, nên đã cất công tặng bà một báu vật vô cùng quý hiếm – phỉ thúy hình cải thảo. Đây là một trong những món bảo bối được Từ Hy quý trọng nhất lúc còn tại vị.
Phỉ thúy hình cải trắng là món quà được Từ Hy trân trọng từ lúc còn sống cho tới khi qua đời.
Sau này Từ Hy qua đời, phỉ thúy hình cải thảo được tuẫn táng theo quan tài của bà. Cho tới nay, món bảo bối nặng tình này tới nay vẫn được trưng bày tại bảo tàng, tuy nhiên ít ai biết được ẩn tình đằng sau thứ trân bảo ấy.
Phú thương họ Bạch
Vào năm Quang Tự thứ 8, thành Bắc Kinh khi ấy xôn xao về một phú thương họ Bạch chuyên buôn bán các loại trân bảo hiếm có trên đời.
Tin đồn chẳng mấy bay đến tận Tử Cấm Thành. Thái giám Lý Liên Anh biết Lão Phật gia vô cùng yêu thích trân bảo, liền cất công giới thiệu, sau đó mời phú thương nổi tiếng này vào cung.
Tương truyền vị phú thương họ Bạch này tiêu dao phóng khoáng, trong tay lại có nhiều đá quý, bảo ngọc, liền được Từ Hy yêu thích mà giữ lại trong cung tới cả tháng trời.
Không lâu sau khi phú thương rời đi, Từ Hy mang thai. Từ An Thái hậu biết chuyện đã vô cùng giận dữ, lấy đó làm lý do phế bỏ danh vị Hoàng hậu của Từ Hy. Nhưng chuyện phế lập còn chưa thành, Từ An đã chết không rõ nguyên nhân.
Một trong số những món trân bảo được cho là của phú thương họ Bạch tặng Từ Hy Thái hậu.
Trong Di Hòa Viên của Từ Hy khi ấy có một phòng chuyên cất trân bảo. Căn phòng lớn bốn phía kê đầy tủ gỗ, ô nào cũng đựng đầy các hộp gấm chứ đủ các loại bảo thạch, đá quý bên trong.
Theo dã sử ghi chép, phần lớn số trân bảo này đều do phú thương họ Bạch tặng Từ Hy làm quà.
Tiểu nhị tiệm cơm họ Sử
Các thông tin từ sử liệu truyền lại rằng, Từ Hy Thái hậu trước kia đặc biệt thích ăn đồ ăn tại tiệm cơm Kim Hoa trong kinh thành, hằng ngày đều phái người đi mua. Chính vì vậy tiểu nhị họ Sử của tiệm cơm này thường được thái giám Lý Liên Anh dẫn vào cung.
Khi Từ Hy bắt gặp, không những không trách tội Lý thái giám vì đưa người ngoài vào cung, mà còn vô cùng vui vẻ. Vì tiểu nhị họ Sử này có “dáng dấp ngọc thụ lâm phong, dung nhan tuấn mỹ.”
Từ sau lần đó, ngày nào Từ Hy cũng cho họ Sử vào cung để tư thông, còn ban thưởng ngọc phỉ thúy.
Một năm sau, Từ Hy sinh ra con trai, nhưng không dám nuôi trong cung mà phải gửi ở chỗ Thân vương Dịch Huyên. Để bưng bít vụ bê bối này, Tây Thái hậu đã thẳng tay hạ sát tình nhân, còn không quên lấy lại số phỉ thúy đã ban thưởng.
Có giả thuyết cho rằng Quang Tự Hoàng đế là kết quả của mối tình vụng trộm giữa Từ Hy và tiểu nhị quán cơm.
Cũng có người cho rằng đứa trẻ của Thái hậu cùng tiểu nhị quán cơm này chính là Quang Tự Hoàng đế. Đây cũng được coi là một giả thuyết để giải thích việc Từ Hy không lập con trai của Đồng Trị, mà cương quyết đưa em trai của tiên đế là Quang Tự lên ngôi.
Nhạc công Trương Xuân Phố
Thành Bắc Kinh trước kia có một vị nhạc công nổi tiếng họ Trương, tên Xuân Phố. Dù mang danh mãi nghệ kiếm tiền, nhưng tài đánh đàn của Trương nhạc công trong thiên hạ khó ai sánh kịp.
Từ Hy trong lúc rảnh rỗi muốn học thêm cầm nghệ, nghe được danh tiếng của Trương Xuân Phố, đã cho người vời ông vào cung.
Vị nhạc công này thường xuyên được mời vào tẩm cung riêng của Thái hậu để đánh đàn (ảnh minh họa)
Sau này, Trương Xuân Phố thường xuyên được dẫn đến tẩm điện đánh đàn cho Thái hậu. Theo quy củ trong cung, họ Trương này phải quỳ để đánh đàn, nhưng Thái hậu miễn quỳ, cho ông được phép ngồi đối diện mình mà tấu nhạc.
Từ Hy đối với nhạc công này vô cùng yêu thích, thường xuyên ban thưởng, ngay cả trâm cài tóc phỉ thúy yêu thích nhất cũng tặng cho Trương Xuân Phố.
Người tình ngoại quốc Edmund Backhouse
Ngoài quan dân Thanh Triều, Từ Hy còn bị đồn thổi có quan hệ tình ái với cả người nước ngoài. Edmund Backhouse là nhà văn nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn đến văn chương và chính trị nước Anh vào cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Sau này, ông được mẫu quốc cử tới làm việc trong đại sứ quán đặt tại Bắc Kinh. Cũng từ lúc này, Edmund bắt đầu trở thành tình nhân của Từ Hy Thái hậu. Khi đó, ông mới chỉ 30.
Nhà văn Anh quốc điển trai Edmund Backhouse là tình nhân một thời của Tây Thái hậu.
Cũng chính nhờ mối quan hệ này mà nhà văn trẻ người Anh này đã nảy sinh niềm yêu thích đặc biệt với cuộc sống trong cung đình Thanh triều.
Khi trở về nước, ông đã hoàn thành cuốn sách “Thái hậu và tôi” để ghi lại những trải nghiệm trong thâm cung Thanh triều cùng kỷ niệm một thời với vị Thái hậu nổi tiếng Trung Quốc.
Ngay cả khi Từ Hy qua đời, nhà văn trẻ người Anh này vẫn dành cho bà một niềm quan tâm đặc biệt.
Có người nói rằng, khi khâm liệm Từ Hy, các thái giám phát hiện thấy quan tài còn nhiều chỗ trống, liền nhanh chóng nhét thêm 4 hòm phỉ thúy, 22 khối ngọc các màu. Chỉ những trân bảo “lấp chỗ trống” này thôi cũng đã có giá trị lên tới 223 vạn lượng bạc trắng.
Số trâu báu này phần lớn đều là đồ tiến cống từ ngoại quốc, do Edmund Backhouse đưa tới.
Tổng quản thái giám An Đức Hải
Ngoài những "nam nhân đích thực", Lão phật gia của Thanh triều còn hứng tai tiếng với cả thái giám trong cung. Đó là An Đức Hải. Người này được đưa vào cung làm thái giám từ khi còn nhỏ, thường được gọi là “Tiểu An Tử”.
Nhờ làm việc cẩn thận, lại biết nhìn sắc mặt chủ nhân, nên con đường làm “hoạn quan” của An Thái giám vô cùng thuận lợi.
Khi “chính biến Tân Dậu” nổ ra, An Đức Hải chính là mật sứ giữa Từ Hy và Cung Thân vương Dịch Hân. Sau này Từ Hy đảo chính thành công, ông được phong làm Thái giám Tổng quản.
Bức ảnh chân dung hiếm hoi của Tổng quản Thái giám An Đức Hải.
Mặc dù được Từ Hy vô cùng sủng ái, nhưng An Đức Hải lại bị chính Lão Phật gia này ban cho án tử.
Vào năm Đồng Trị thứ nhất, An Thái giám phụng mệnh Từ Hy xuống phía nam thu mua các vật dụng dùng trong cung. Trong chuyến đi này, An Đức Hải bị tố là “chuyên quyền”, “hối lộ”. Từ Hy sau khi điều tra đã vô cùng tức giận, hạ lệnh xử tử Thái giám Tổng quản.
Toàn bộ gia tài mà “Tiểu An Tử” tích lũy được đều bị Thái hậu đưa vào “quỹ đen” của mình.
Thái giám tâm phúc Lý Liên Anh
Sinh thời, Từ Hy vì nắm trong tay quyền uy tối thượng mà sinh ra đa nghi, người thân cận bên bà cũng vô cùng ít ỏi. Nhưng thái giám Lý Liên Anh lại là một ngoại lệ hiếm hoi trong cuộc đời của Tây Thái hậu.
Chân dung Tổng quản Thái giám Lý Liên Anh
Xuất thân là một hoạn quan thấp cổ bé họng trong cung, Lý Liên Anh được Từ Hy sủng ái vì công phu chải đầu không đứt một sợi tóc của mình. Khi đó, Từ Hy thường sầu muộn vì chuyện tóc rụng, nhưng từ lúc có Lý Thái giám, tâm trạng của bà cũng vì đó mà tốt lên.
Phòng của Lý Liên Anh được bố trí gần tẩm cung của Thái hậu để dễ bề hầu hạ. Một lần Từ Hy ghé thăm phòng mình, Lý Liên Anh đã cẩn thận trải một chiếc khăn vàng lên ghế, rồi mới kính cẩn mời Thái hậu ngồi xuống.
Từ Hy thấy vậy vô cùng cảm động, càng thêm sủng ái vị Thái giám chu đáo này.
Lý Liên Anh là "tâm phúc" được Từ Hy cả đời tín nhiệm.
Nhiều năm trời, Từ Hy đối với Lý Liên Anh có thể nói là “yêu thương như người trong nhà”. Hai người thường cùng ngồi một chỗ nghe kịch, thưởng trà. Mỗi bữa ăn nếu có đồ Lý Thái giám yêu thích, Thái hậu luôn sai người lưu lại.
Vốn là người thông minh, cẩn thận, Lý Liên Anh không tham lam tới mức hồ đồ như An Đức Hải, lại một lòng tận trung với Từ Hy, nên được bà sủng ái tới lúc cuối đời.
Nếu tình cảm giữa Thái hậu và Lý Thái giám quả thực vượt trên mức quân – thần, thì vị hoạn quan này xứng đáng là “tình nhân chung thủy nhất” của Từ Hy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách