'Ngũ tướng' của Tần Thủy Hoàng: Có đến 2 cặp là cha con, ai cũng anh dũng, tài giỏi hơn người
Hậu cung 10.000 mỹ nữ, đây là nguyên nhân thực sự khiến Tần Thủy Hoàng cả đời không lập hoàng hậu / Lý do Tần Thủy Hoàng không trả lương bổng cao vẫn khiến quân lính 'bán mạng' tuân lệnh
Chiến công tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Hoa của Tần Thủy Hoàng không phải một sớm một chiều, cũng không phải đơn thương độc mã mà có được. Trong tất cả tướng lĩnh mà vị hoàng đế này sở hữu thì có 5 người là xuất sắc.
1. Vương TiễnVương Tiễn (304 TCN – 214 TCN) là một trong tứ đại danh tướng giỏi nhất thời Chiến Quốc, đứng ngang hàng với Liêm Pha, Lý Mục, Bạch Khởi. Từ vị trí phó tướng dưới quyền Bạch Khởi, sau khi cấp trên qua đời, Vương Tiễn đã bộc lộ toàn bộ tài năng và sự anh dũng của mình để giúp Tần diệt trừ nước Triệu, ghi dấu ấn mạnh mẽ với màn công phá, đánh chiếm thành công 9 thành của nước Triệu.
Không những vậy, Vương Tiễn còn được Tần Thủy Hoàng tin tưởng giao cho60 vạn quân - gần như toàn bộ số quân của nước Tần lúc bấy giờ - để đánh Sở. Không phụ lòng hoàng đế, năm 224 - 223 TCN, Vương Tiễn dẫn quân vây đánh, tiêu diệt Sở quốc - nước có diện tích rộng nhất 6 nước chư hầu – thành công. Sau chiến thắng này, Vương Tiễn trao trả bình quyền cho hoàng đế, 9 năm sau thìqua đời, hưởng thọ 90 tuổi.
Sau Vương Tiễn, con trai ông là Vương Bí nắm quyền chỉ huy quân Tần (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)
2. Vương BíVương Bí là con trai Vương Tiễn, là người nối nghiệp cha giữ quyền thống soái quân Tần. Sử ký có ghi chép lại rằng Vương Bí là người khôn ngoan, giỏi binh nghiệp không thua gì cha. Ông từng dẫn quân đánh thắng nước Ngụy vào năm 225 TCN, diệt Tề nhanh chóng vào năm 221 TCN. Sau khi Trung Hoa thống nhất, Vương Bí vẫn được Tần Thủy Hoàng trọng dụng, tin tưởng.
Lý Tín (không rõ năm sinh, năm mất) từng là phó tướng của Vương Tiễn trong trận đánh nước Yên. Lý Tín có công lao lớn khi giết được vô số quân Yên, ép vua Yên phải giết con trai là thái tử Đan (người ra lệnh cho Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng) để cầu hòa. Trong cuộc chiến với Ngụy quốc, Lý Tín cũng góp công nên được Tần Thủy Hoàng phong làmđại tướng. Tuy nhiên cùng với năm đó, Lý Tín bại trận trước danh tướng Hạng Yên nước Sở. Tuy nhiên, ông vẫn được trọng dụng và góp sức làm nên chiến thắng vang dội của quân Tần với nước Tề.
Sau khi Trung Hoa được thống nhất, Lý Tín trao trả binh quyền, quay về Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) dưỡng già.
4. Mông VũMông Vũ (không rõ năm sinh, năm mất) xuất thân từ dòng họ có nhiều danh tướng, lập nhiều chiến công cho nước Tần. Sử sách có ghi chép lại rằng ông cùngVương Tiễn chỉ huy 60 vạn quân Tần đánh nước Sở, khiến cho quân Sở tan tác, tướng sở phải tự vẫn, Sở quốc diệt vong hoàn toàn.
Mông Điềm (không rõ năm sinh, mất năm 210 TCN) là con trai Mông Vũ. Ông cùngLý Tín đại bại trước tướng Hạng Yên của quân Sở. Tuy nhiên sau đó, Mông Điềm không nản lòng mà càng nỗ lực hơn, lập được công lao lớn trong chiến dịch diệt Tề.
Chính vì thế mà trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời đã saiTriệu Cao viết thư dặn dò con trai Phù Tô giao binh quyền cho Mông Điềm. Tuy nhiên, Triệu Cao phản chủ, giả chiếu thư ép Phù Sai tự sát để đưaHồ Hợi lên ngôi. Thời thế thay đổi, Mông Điềm cũng bị bắt giam và ép phải tự sát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'