Lý do Tần Thủy Hoàng không trả lương bổng cao vẫn khiến quân lính 'bán mạng' tuân lệnh
Khám phá bên trong 'thị trấn ma' bị bỏ hoang, phủ đầy cỏ dại sau thảm kịch Armero 38 năm / 7 kỳ quan thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng của nước Mỹ
Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN - 10 tháng 9, 210 TCN) tên thật là Doanh Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 246 TCN đến 221 TCN, là cái tên lừng lẫy trong thời kỳ Chiến Quốc. Đăng cơ khi mới 13 tuổi, trong suốt 37 năm trị vì thì Tần Thủy Hoàng đã có 25 năm xưng vương, 12 năm xưng đế, tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Hoa.
Dù có nhiều công lao to lớn nhưng Tần Thủy Hoàng cũng là vị vua tàn nhẫn và hung bạo nhất lịch sử Trung Hoa. Thế nhưng trong hành trình xưng đế của mình, Thủy Hoàng Đế lại có khả năng khiến cho quân lính "bán mạng" cho mình. Vì sao lại thế?
Ghi chép cũ của Trung Quốc từng lưu lại bức thư của một người lính Tần tên Hắc Phu gửi cho gia đình. Nội dung bức thư là xin tiền để trang trải cuộc sống trong quân đội. Điều này chứng tỏ rằng Tần Thủy Hoàng vốn không trả lương bổng cao cho binh sĩ. Không dùng tài mua lòng quân, Tần Thủy Hoàng lại xây dựng chế độ thưởng phạt cực kì nghiêm ngặt.
Cụ thể, chính trị gia nổi tiếng Thương Ưởng thời Chiến Quốc đã đã xây dựng hệ thống khen thưởng dành cho binh sĩ nhà Tần: Tướng sĩ lập công càng cao thì sẽ càng được thưởng nhiều (đất đai, người hầu...), được bước chân vào giới quý tộc. Có 20 cấp từ cấp 1 Công sĩ đến cấp 20 Triệt hầu, thăng cấp dựa trên số lượng kẻ địch tiêu diệt được. Chính vì thế mà quân Tần "bán mạng" để mong có cơ hội đổi đời, trở thành quý tộc và lo lắng cho gia đình được chu toàn hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ