Khám phá

Tần Thủy Hoàng cả đời không lập hậu, nay lăng mộ lại có dấu vết được chôn cất cùng một người đàn ông

Những bằng chứng liên quan đến nghi vấn Tần Thủy Hoàng thực sự đã được chôn cất cùng một người đàn ông làm nổ ra nhiều giả thuyết cực kì chấn động.

Khi sức mạnh tình thân lớn hơn nỗi sợ hãi phải đối diện với kẻ săn mồi quỷ quyệt nhất tự nhiên hoang dã / Vị vua Hùng sống thọ nhất: Trị vì suốt 4 thế kỷ, chỉ cần nghe tên là 100% người Việt Nam đều biết

Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là người có công lớn trong việc tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN và trở thành hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Trong 37 năm trị vì, bên cạnh công lao to lớn thì ông cũng bị chỉ trích nhiều vì sự độc ác, chuyên quyền của mình. Đặc biệt, vị hoàng đế này cả đời không lập Hoàng hậu, nguyên nhân được cho là do nỗi ám ảnh với người mẹ đa tình, cặp kè với đủ đàn ông sau khi chồng qua đời.

Chân dung Tần Thủy Hoàng

Theo quan niệm của Trung Quốc thời xưa, hoàng đế và hoàng hậu sẽ được chôn cùng lăng mộ. Tuy nhiên, vì Tần Thủy Hoàng không lập hậu nên ông được chôn cất một mình một lăng. Cho đến khi các nhà khảo cổ khai quật lăng mộ của vị hoàng đế này tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974, ngoài những món cổ vật quý giá thì họ còn tìm thấy một số hiện vật nghi là có liên quan đến hoàng tử Cao - một trong số những người con trai của Tần Thủy Hoàng.

Tượng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Các tài liệu sử sách của Trung Quốc có ghi chép rằng hoàng tử Cao là người đóng vai trò quan trọng trong triều đình nhà Tần khi có công lao to lớn trong công cuộc mở rộng lãnh thổ của Tần Thủy Hoàng. Ngay cả trong lĩnh vực cải cách hành chính và quân sự của nhà Tần sau khi thống nhất 6 nước chư hầu, vị hoàng tử này cũng có nhiều đóng góp trọng yếu.

Hình tượng Hồ Hợi trên phim truyền hình

Những ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên đề cập đến việc con trai út của Tần Thủy Hoàng đã ra sức tàn sát Thái tử Phù Tô cùng những người anh chị em khác sau khi kế vị cha. Thời điểm đó, hoàng tử Cao tỏ ra hối hận vì đã không tự nguyện cùng vua cha sang thế giới bên kia nên đã xin được chết với Hồ Hợi, chỉ mong được chôn cất cùng lăng mộ với cha.

Trước thỉnh cầu của anh trai, Hồ Hợi nghĩ đến việc bớt đi một kẻ nhăm nhe ngôi báu của mình nên đã nhanh chóng chấp thuận. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại phủ nhận điều này, cho rằng đó chỉ là một câu chuyện hư cấu. Trên thực tế, cần phải nghiên cứu kĩ càng hơn những món cổ vật tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng rồi mới có thể đưa ra kết luận rằng hoàng tử Cao có thực sự được chôn cất cùng cha hay không, Hồ Hợi có thực sự thành toàn di nguyên được chôn cùng phụ thân của anh trai hay không.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm