Khám phá

"Người ngoài hành tinh" đã dội bom hạt nhân Trái Đất?

Một thuyết âm mưu nổi lên cho rằng người ngoài hành tinh đã mang bom hạt nhân đến Trái Đất.

Số phận bi thảm của con ông vua kiếm hiệp Kim Dung / Hé lộ chân dung các nhân vật lịch sử có thật trong tiểu thuyết Kim Dung

Các nhà lý luận âm mưu dựa vào ký tự, hình khắc trong văn tự cổ để chứng minh Trái Đất từng có vụ nổ nguyên tử từ 12.000 năm trước. (Ảnh: Express)

Các nhà lý luận âm mưu dựa vào ký tự, hình khắc trong văn tự cổ để chứng minh Trái Đất từng có vụ nổ nguyên tử từ 12.000 năm trước. (Ảnh: Express)

Theo các nhà lý luận âm mưu,người ngoài hành tinhcó thể đã mang bom hạt nhân đến Trái Đất từ 12.000 năm trước và vụ nổ bom hạt nhân này đã giết chết nửa triệu người ở Ấn Độ.

Để chứng minh cho nhận định này, các nhà khoa học kể trên đã đưa ra các hình ảnh và video được cho là bằng chứng về vụ nổ xảy ra trong vùng sa mạc gần Jodhpur, Ấn Độ. Nhiều thông tin về vụ nổ cũng được họ công bố trên website Ufosightingsdaily.com.

Không những thế, các nhà lý luận âm mưu còn đưa ra bằng chứng dựa trên "các bài viết" trong các văn bản cổ đại và một khu vực có mức độ bức xạ cao ở Ấn Độ.

"Các văn bản Hindu từ hàng ngàn năm trước dường như cho thấy một loại vũ khí tiên tiến giống bom nguyên tử đã có mặt trên Trái Đất cách đây khoảng 12 nghìn năm", Express dẫn nguồn tin cho hay.

 

"Một quả đạn với toàn bộ sức mạnh trong vũ trụ... Một cột khói lửa rực sáng như 10.000 mặt trời đã nổi lên. Đó là một vũ khí không ai biết, một sứ giả khổng lồ của thần chết đã biến cả chủng tộc thành tro tàn”, Express dẫn lại nội dung văn tự cổ do các trang tin theo thuyết âm mưu đăng tải.

Để tăng thêm độ tin cậy về giả thiết người ngoài hành tinh dội bom Trái Đất, các website về thuyết âm mưu còn hé lộ về một khu vực có bức xạ cao trong những năm 1990 và một số xác chết tìm thấy trong thành phố cổ.

Cụ thể, ở phía đông của sa mạc Thar, gần thành phố cổ Jodhpur, vào những năm 1990 có một khu vực "có phóng xạ rất lớn, nơi người dân từ lâu đã có tỷ lệ ung thư và dị tật bẩm sinh cao”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm