"Người rắn" tiết lộ về nền văn minh 7.500 năm trước ở Tây Á
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người / Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Các nhà khoa học gọi chiếc đầu đất sét họ tìm thấy là "người rắn", đại diện cho một nền văn minh tiền sử bí ẩn, đã phát triển thịnh vượng trong khu vực này từ năm 5500 đến năm 4900 trước Công nguyên.
"Người rắn" được phát hiện tại di chỉ Bahra 1 thuộc sa mạc Al-Subiyah, khu vực miền Bắc Kuwait và được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học tự do người Ba Lan Piotr Bieliński phân tích.
Biệt danh "người rắn" được đặt ra bởi khuôn mặt bức tượng vừa được khai quật rất giống hình tượng người rắn trong văn hóa Ubaid, với hộp sọ dài, mũi tẹt, không có miệng và đôi mắt hẹp, nheo lại.
Người Ubaid được coi là nhóm dân cư thông minh đầu tiên xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà, nhưng các dữ liệu về họ còn rất hiếm hoi.
Kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy hiện vật vừa được khai quật rất có thể thuộc về nền văn minh cổ xưa này, đóng góp bằng chứng quan trọng về sự lan truyền các tập tục và tín ngưỡng Ubaid trên khắp Tây Á.
Sự hiện diện của khuôn mặt kỳ dị này ở nhiều di chỉ Ubaid khác nhau đặt ra những câu hỏi thú về mục đích của nó, giá trị biểu tượng hay giá trị nghi lễ mà nó mang lại đối với người Ubaid.
Ngoài các khuôn mặt người rắn, các nghệ nhân cũng thường Ubaid tạo những hình tượng phụ nữ thon thả lạ thường, có đầu chim hoặc thằn lằn.
Rất lâu trước khi người Sumer thành lập nên một trong những nền văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất ở phía Lưỡng Hà, người Ubaid đã đặt nền móng cho nó bằng một xã hội có nhiều đặc trưng thú vị.
Bằng chứng họ để lại là dấu vết của mạng lưới thương mại, hệ thống thủy lợi và thậm chí cả các đền thờ gây kinh ngạc trên khắp vùng đất thuộc Iraq và Kuwait ngày nay, cùng với phong cách đồ gốm độc đáo giúp phân biệt họ với các nền hóa khác.
Đồ gốm của họ thường được tạo nên bởi các loại thực vật khô nhúng trong đất sét.
Vì vậy, việc tìm thấy các ví dụ về đồ gốm, đồ thủ công Ubaid không chỉ cho phép các nhà nghiên cứu kết nối di chỉ này với một câu chuyện lớn hơn về mạng lưới văn hóa Ubaid mà còn giúp mô tả lại hệ sinh thái khu vực hơn 7 thiên niên kỷ trước.
Nhà khảo cổ thực vật học Roman Hovsepyan từ Viện Khảo cổ và dân tộc học NAS RA (Pháp), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết các thực vật trong đất sét tạo nên đồ gốm Ubaid ngoài thực vật hoang dã còn có tàn tích của thực vật được trồng trọt.
Chúng bao gồm lúa mạch, lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác, biểu trưng của một nền nông nghiệp phát triển đáng kinh ngạc từ 7.500 năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'