"Nữ quyền" bá vương trong thế giới động vật
Top 10 sự thật ‘khó đỡ’ của loài động vật ‘lười từ cái tên’ / Những sự thật khó tin về các loài động vật có thể bạn chưa biết
Việc tìm ra lời giải cho hành vi của một số loài nhện cái thường ăn thịt bạn tình của mình trước hoặc sau khi giao hợp, hay những loại động vật cái lại chiếm thế "thượng phong", từ lâu thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học.
1. Sư tử
Sư tử |
Các sư tử cái có thể được coi là trụ cột kiếm ăn cho gia đình. Chúng đảm nhiệm phần lớn công việc kiếm mồi cho đàn do khả năng tóm bắt mục tiêu lành nghề hơn sư tử đực. Thỉnh thoảng, sư tử cái thậm chí còn không chia phần thịt kiếm được với sư tử đực. Một bầy sư tử điển hình luôn xoay quanh một nhóm sư tử cái có quan hệ họ hàng với nhau.
2. Bạch tuộc
Bạch tuộc cái dường như không coi buổi hẹn hò và bữa ăn tối của chúng là 2 sự kiện riêng rẽ. Một thực tế thỉnh thoảng vẫn xảy ra là, bạch tuộc cái bóp siết bạn tình tới chết sau khi kết thúc cuộc ân ái. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, bạch tuộc cái còn lôi xác "chàng" về hang của nó để đánh chén sau khi dùng các xúc tu bóp ngạt bạn tình.
3. Nhện
Ở một số loài nhện, các con cái khét tiếng vì thói quen ăn thịt bạn tình sau khi ân ái. Tuy nhiên, trong thực thế vẫn có những con nhện cái thậm chí "xơi tái" bạn tình tiềm năng trước cả khi quá trình giao phối diễn ra.
4. Vịt
Vịt cái sở hữu một "bảo bối" giúp chúng chống lại hành động "cưỡng dâm". Đó là âm đạo xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ, với các khúc cua và đoạn ngoặt đột ngột. Do vịt đực sở hữu các dương vật xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ, nên người ta nghi ngờ rằng, mục đích tiến hóa của mê cung sinh dục ở vịt cái là nhằm ngăn chặn sự thụ tinh từ các "đối tác" không mong muốn. Các sinh viên trường Đại học Yale (Mỹ) đã kiểm chứng nghi ngờ này và xác thực, vịt cái trong thực tế có thể ngăn chặn sự xâm nhập không mong muốn vào âm đạo.
5. Bò ngựa
Thói ăn thịt đồng loại sau khi giao phối là phổ biến ở bọ ngựa. Nhiều người có thể lập luận rằng, hành vi sinh sản à ăn luôn con đực không có liên quan gì với nhau. Một số nhà sinh vật học nói rằng nó chỉ đơn giản là đói. Những con cái lớn hơn nhiều, có thể không thể chống lại được một bữa ăn là con đực thật hấp dẫn, nên con đực bị hại.
Sau đó, khi có nhiều thông tin hơn, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các con bọ ngựa cái được nuôi dưỡng tốt không ăn thịt đồng loại, trong khi đó những con cái bị bỏ đói ăn bất kỳ con đực nào mà chúng thấy dù có giao phối hay không.
6. Khỉ đuôi ngắn Barbary
Giống như con người, khỉ đuôi ngắn Barbary cũng có khả năng giả vờ "lên đỉnh". Các cá thể cái của loài khỉ này đặc biệt "to mồm" trong khi giao phối, vì một lí do rất đỗi kinh ngạc: chúng đang tìm cách thu hút các con đực khác để ân ái. Bằng cách "yêu" nhiều đối tác khác nhau, khỉ cái đã giảm nguy cơ khỉ con bị giết hại, do các khỉ đực sẽ không thể phân biệt được đâu là con của nó và đâu là hậu duệ của tình địch. Nói một cách khác, khỉ cái nắm quyền kiểm soát quá trình sinh sản. Theo các nhà nghiên cứu, việc khỉ cái ầm ĩ trong khi giao phối cũng có thể nhằm một mục đích khác: khiến chúng đạt cực khoái nhanh hơn.
7. Khỉ bonono
Khỉ bonono sống theo chế độ mẫu hệ, tức là các cá thể cái chiếm giữ vị trí trên cùng của cấu trúc xã hội hình kim tự tháp. Con trai của các cá thể cái chiếm vị trí cao trong đàn sẽ trở thành một trong những thủ lĩnh của đàn, nhưng chúng không bao giờ lật đổ ngôi vị của mẹ mình. Khỉ bonono cũng là những sinh vật có đời sống tình dục tương đối "thoáng" và là trong số ít các loài giao phối không vì lí do sinh sản. Các con cái có thể làm "chuyện ấy" với nhiều bạn tình, thuộc cả 2 giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?