"Quái vật" cá sấu lai khủng long bạo chúa, dấu chân như người ở Hàn Quốc
CLIP: ‘Cười nghiêng ngả’ trước cảnh sư tử ngã cắm đầu xuống hồ vì… ‘mải ngắm cảnh’ / Những khoảnh khắc ‘khó đỡ’ của linh trưởng khi xem con người làm ảo thuật
Nhóm nghiên cứu đa quốc gia từ Hàn Quốc, Mỹ và Úc, dẫn đầu bởi tiến sĩ Anthony Romilio (Đại học Queensland, Úc) đã phát hiện ra những dấu chân kỳ lạ ở khu vực Sacheon Jahye-ri ở Hàn Quốc, mà ban đầu họ tin là dấu vết của một loài pterosaurs (thằn lằn có cánh - dực long), đi bằng 2 chân nhưng biết bay.

Chân dung "quái vật" - Ảnh đồ họa từ Anthony Romilio
Tuy nhiên có một điều kỳ lạ: Các con pterosaurs, cũng như hầu hết khủng long và chim, chủ yếu đi bằng ngón chân. Dấu chân họ phát hiện cho thấy sinh vật bí ẩn di chuyển bằng cả bàn chân, tức có dấu vết của gót chân, giống như dấu chân của con người.
Điều đó cho thấy, "quái vật" này phải là một con cá sấu, nhưng điều lạ lùng là nó chỉ đi... bằng 2 chân, với bàn chân dài tới 24 cm.

Cận cảnh những dấu chân kỳ lạ - Ảnh: Đại học Quốc gia Chinju
Tình trạng rất tốt của các dấu chân, cùng các dữ liệu cổ sinh vật học khác về loài cá sấu cổ đại đã giúp các nhà khoa học phục dựng lại chân dung của "quái vật": Một con cá sấu kỳ dị dài hơn 3 mét, di chuyển bằng 2 chân sau mạnh mẽ y như chân... khủng long bạo chúa T-rex, với cái đầu có nhiều điểm giống như đứa con lai giữa cá sấu và khủng long. Cách đi này giúp cả thân hình nó cách xa mặt đất, đó là lý do của sự vắng bóng dấu vết kéo đuôi đặc trưng ở nơi các con cá sấu đi qua.
"Quái vật" cá sấu này là một loài hoàn toàn mới, chưa từng đừng được ghi nhận trong lịch sử cổ sinh vật học và lang thang trên Trái Đất khoảng 110-120 triệu năm về trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'