Khám phá

Khám phá cơ chế leo tường "siêu đỉnh" của tắc kè

Nổi tiếng là thợ leo trèo tài ba, tắc kè có thể leo tường, bò khắp trần nhà và thậm chí treo ngược trên những bề mặt kính rất trơn. Vậy do đâu mà loài tắc kè có khả năng đặc biệt đó.

Những sự thật thú vị về hành tinh gần Mặt Trời nhất / Những sự kiện dẫn đến sự thay đổi mãi mãi của Trái Đất

Tắc kè có thể hoạt động trên mọi điều kiện địa hình, từ trơn trượt đến thô ráp. Nhìn tắc kè thoăn thoắt leo dọc trên mọi bờ vách, những tay leo núi thượng thặng nhất cũng phải bái phục.

Nó còn có thể leo lên vách thuỷ tinh với tốc độ 1 m/giây mà không hề để lại dấu vết nhớp nhúa nào.

Khám phá cơ chế leo tường siêu đỉnh của Tắc kè - anh 1

Tắc kè có thể leo lên vách thuỷ tinh với tốc độ 1 m/giây

Thoạt nhìn hay sờ vào, bàn chân tắc kè chẳng có gì đặc biệt cả vì chúng không hề tiết ra keo dính. Nhưng nhóm nghiên cứu của Kellar Autumn ở Đại học Lewis & Clark (Portland - Mỹ) đã nghiên cứu kỹ các cấu trúc ngón chân của chúng và khám phá ra sự bám dính là nhờ các lực liên kết phân tử.

Những sợi lông cực nhỏ dưới bàn chân giúp chúng bám chặt vào bề mặt nhờ một lực gọi là lực liên kết phân tử van der Waals, mà không cần dùng đến một chất lỏng hay sức căng bề mặt nào.

Khám phá cơ chế leo tường siêu đỉnh của Tắc kè - anh 2

Theo các nhà khoa học ở trường Đại học Massachusetts Amherst, Mỹ, có một yếu tố khác cũng góp phần đáng kể vào khả năng này. Các con lớn hơn thì cơ thể chúng cũng cứng hơn, giống như dây đàn. Điều này giúp chúng gia tăng lực bám dính để chống đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể.

"Kết quả nghiên cứu này rất thú vị vì nó cho thấy, tắc kè cỡ lớn leo trèo giỏi là nhờ những thay đổi cơ học đơn giản trong hệ thống bám dính", giáo sư Duncan J. Irschick, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích.

Khám phá cơ chế leo tường siêu đỉnh của Tắc kè - anh 3

Những sợi lông cực nhỏ dưới bàn chân giúp chúng bám chặt vào bề mặt

Tuy nhiên, khi đã bám dính được rồi thì làm thế nào để tắc kè có thể di chuyển và di chuyển với tốc độ rất nhanh (tốc độ ghi nhận là 20 lần cơ thể mỗi giây)? Vấn đề ở đây là góc cạnh của những sợi lông.

Bằng một mô hình toán học, các nhà khoa học có thể tính toán ra rằng khi muốn di chuyển, tắc kè chỉ việc thay đổi góc của những sợi lông. Hơn thế nữa, những sợi lông không chỉ có góc lệch mà còn cong – cho phép tắc kè lưu trữ năng lượng và đổi hướng nhanh chóng.

Qua những điều trên, thật ngạc nhiên với khả năng xử lí để phối hợp các thành phần trên cơ thể của tắc kè theo một cách rất linh hoạt và chính xác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm