"Tác phẩm để đời" của tên bạo chúa tàn ác nhất lịch sử, giết cả mẹ lẫn 2 người vợ
'Kinh hãi' trước chuyện cá mập tấn công người, cắn lìa cả đôi tay / Phát hiện 2 UFO bám theo Thần Châu
"Bạo chúa" Nero và Cung điện Vàng bị chôn vùi trong suốt 1.400 năm
Bạo chúa Nero được xem là một trong những vị hoàng đế tàn ác nhất trong lịch sử. Ông được cho là đã nhẫn tâm giết mẹ và 2 người vợ của mình, đồng thời còn thản nhiên chơi đàn khi chứng kiến thành Rome cháy trong biển lửa.
Tuy nhiên, đó có phải là toàn bộ câu chuyện?
Người chết thì không thể tự thanh minh. Bởi vậy, rất nhiều học giả, các nhà nghiên cứu đã thay ông lên tiếng.
Nhiều người khẳng định rằng Nero không hoàn toàn là một "bạo chúa", ít nhất là nếu so sánh với những vị hoàng đế đến trước và đến sau ông. Ngược lại, ông còn rất được lòng dân chúng trong thời gian trị vì.
Bài viết dưới đây của Robert Draper, phóng viên National Geographic, sẽ cho chúng ta thấy một góc nhìn khác về Nero - vị bạo chúa khét tiếng trong lịch sử La Mã, và những câu chuyện chưa từng kể về ông:
Cung điện bị lãng quên
Ngày nay, bên dưới ngọn đồi Oppian của Rome là một công viên công cộng, nơi những thanh niên trẻ tuổi chơi bóng đá, những cặp đôi già đi dạo với cún cưng... Đó cũng là nơi mà một phần cung điện lớn nhất trong lịch sử của Thành phố Vĩnh Hằng đã bị chôn vùi.
Domus Aurea (hay còn gọi là Cung điện Vàng) là cung điện được xây dựng bởi Nero - vị "bạo chúa" khét tiếng trong lịch sử La Mã. Nó được coi là "tác phẩm để đời" của Nero. Tuy nhiên, sau khi ông tự sát vào năm 68 Sau CN - ở tuổi 30, cung điện vẫn chưa được hoàn thành.
Những hoàng đế tiếp theo đã tái cấu trúc hoặc bỏ qua nó. Trong 1.400 năm tiếp theo, cung điện đã bị chôn vùi hoàn toàn vào trong quên lãng.
Vào khoảng năm 1480, một vài người bắt đầu đào bới trên ngọn đồi Oppian và tìm thấy những gì họ tin là những tàn tích của Nhà tắm Titus. Một trong số họ đã nhảy xuống đống gạch vụn, nhìn lên và thấy trần nhà vẫn được bao phủ bởi những bức bích họa xa hoa.
Tin tức lan truyền khắp nước Ý...
Những nghệ sĩ vĩ đại của thời kỳ Phục hưng như Raphael, Pinturicchio và Giovanni da Udine đã trèo xuống hố để nghiên cứu (và sau này đã tái hiện nó trong những cung điện và cả tòa thánh Vatican) những họa tiết trang trí được lặp đi lặp lại mà sau này được xem là kỳ cục.
Bên cạnh đó, còn có thêm nhiều phát hiện thú vị: các hành lang dài nhìn ra những gì đã từng là một công viên rộng lớn và hồ nhân tạo; những dấu vết của vàng và đá cẩm thạch được khai thác từ Ai Cập và Trung Đông đã từng phủ kín trên tường và trần nhà.
Và một căn phòng hình bát giác tráng lệ với mái vòm, được xây dựng tròn 6 thập kỷ trước khi Pantheon cao quý của Hadrian được hoàn thành.
Ngày nay, sau khi một phần mái bị sập vào năm 2010, Domus Aurea đã được đóng cửa trước công chúng cho đến khi có thông báo mới. Các nhân viên xuất hiện hàng ngày để trông nom những bức bích họa và vá các lỗ rò rỉ.
Luciano Marchetti, một kiến trúc sư La Mã, là người chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tại Cung điện Vàng.
Một cấu trúc chưa từng thấy
Một buổi sáng, Marchetti đứng lặng lẽ trong bóng tối lạnh lẽo của căn phòng hình bát giác ở phía đông của khu phức hợp cung điện.
Cầm một cái đèn pin, ông nhìn lên trần nhà mái vòm hình bát giác, mỗi góc cách nhau khoảng 15m, bị đè bẹp ở bên ngoài bởi những mái vòm của các căn phòng liền kề, và do đó lơ lửng giống như một chiếc UFO.
"Tôi rất xúc động bởi thứ này", ông nói khi chỉ vào mái vòm.
"Đây là một kiến trúc tinh tế chưa từng thấy trước đây. Tất nhiên Pantheon rất tuyệt vời, nhưng mái vòm của nó được đặt trên một hình trụ được xây bằng gạch. Mái vòm này được nâng đỡ bởi những cấu trúc mà bạn chưa từng thấy".
Thở dài, người kiến trúc sư sau đó lẩm bẩm một cụm từ tiếng Latin: Damnatio memoriae. Bị lãng quên - đó là số phận của cung điện cũng như những thành tựu của chủ nhân của nó.
Tái thẩm định Nero
Ở phía tây nam của Domus Aurea, ngay phía bên kia của đại lộ La Mã ồn ào, và ngay trên đỉnh nơi đã từng là cái hồ nhân tạo của Nero, là Đấu trường La Mã (Colosseum). Cấu trúc vòng tròn nổi tiếng thế giới này được xây dựng bởi Vespasian trong những năm sau khi Nero tự sát.
Bên dưới ngọn đồi Oppian là cung điện của Nero, đã được đóng cửa trước công chúng. Ngược lại, Đấu trường La Mã thu hút hơn 10.000 lượt du khách mỗi ngày.
Ngay ở phía tây Đấu trường La Mã là những tàn tích của hoàng gia trên ngọn đồi Palatine. Vào tháng Tư năm 2011, một cuộc triển lãm đặc biệt đã được mở tại Palatine để giới thiệu cuộc sống và những thành tựu của Nero.
Lần đầu tiên, những đóng góp về kiến trúc và văn hóa của vị "bạo chúa" đã được công bố. Trên nền đất của Palatine là một căn hầm được khai quật gần đây mà người ta tin rằng đó là 'coenatio rotunda' nổi tiếng của Nero, một phòng ăn với thiết kế xoay bao trọn tầm nhìn lên đồi Alban.
Các công nhân đang khôi phục lại Phòng Bát giác trong cung điện Domus Aurea của Nero, nơi hoàng đế tổ chức bữa tối. Các nhà tổ chức triển lãm biết rằng bất kỳ sự kiện nào về vị "bạo chúa" này đều sẽ thu hút du khách.
"Vâng, ông đảm bảo doanh thu phòng vé", Roberto Gervaso, người viết tiểu sử của Nero năm 1978, nhận định. "Dù đã làm rất nhiều bộ phim về Nero, nhưng họ vẫn không thể cưỡng lại việc làm một bức tranh biếm họa về ông.
Không cần làm vậy bởi bản thân ông cũng đã là một bức tranh biếm họa. Sự suy đồi tráng lệ của ông đã thu hút những người viết tiểu sử. Tôi sẽ không bao giờ viết tiểu sử của Thánh Francis! Và nếu phải lựa chọn, chắc chắn tôi sẽ đi ăn tối với Nero thay vì Hadrian".
Tối nay, tôi và Gervaso có hẹn đi ăn tối với nhau. Chúng tôi ngồi bên ngoài, chỉ cách Domus Aurea chừng 100m, tại Osteria da Nerone, một trong những công trình hiếm hoi mang tên vị "bạo chúa".
"Nhà hàng luôn đông khách", Gervaso nói, nhấn mạnh rằng có một sự kết nối. "Ông ta là một con quái vật. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì về ông. Và những người đến trước và sau ông đều chẳng có gì tốt đẹp hơn ông.
Những con quái vật thực sự như Hitler chẳng hạn, còn không có được trí tưởng tượng như của Nero. Thậm chí cho tới ngày nay, ông vẫn là người tiên phong, đi trước thời đại của mình".
"Tôi đã viết cuốn sách của mình 35 năm trước vì muốn khôi phục lại hình ảnh cho ông. Có lẽ bạn có thể làm được nhiều hơn nữa".
Còn tiếp...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất