Kiếm gỗ Viking 1.000 năm vẫn nguyên vẹn, không mục nát: Được làm từ loại gỗ đắt như vàng
'Kinh hãi' trước chuyện cá mập tấn công người, cắn lìa cả đôi tay / Phát hiện 2 UFO bám theo Thần Châu
Được tìm thấy trong cuộc khai quật ở khu di tích lịch sử của nhà máy bia Beamish và Crawford thành phố Cork, Ireland, thanh kiếm làm bằng gỗ thay vì kim loại như sắt, thép, đồng.
Đặc biệt, dù có niên đại lên tới 1.000 năm tuổi nhưng thanh kiếm gỗ này vẫn còn nguyên vẹn đến mức đáng kinh ngạc và các chuyên gia mô tả cổ vật này như là một đồ tạo tác có ý nghĩa đặc biệt.
Thanh kiếm Viking đặc biệt này dài khoảng 30cm và được làm hoàn toàn từ gỗ thủy tùng (hay còn gọi là thông nước, loại gỗ được cho là đắt giá như vàng ròng vì quý hiếm) với phần chuôi được chế tác theo phong cách Ringerike, một loại hình nghệ thuật Viking có niên đại vào khoảng thế kỷ 11.
Cổ kiếm được trang trí rất tỉ mỉ vì người Viking thường chăm chút kỹ lưỡng cho các vật dụng tiện ích.
Tiến sĩ Maurice Hurley, một nhà khảo cổ học và đồng thời là người tham gia khai quật, đã mô tả thanh kiếm gỗ Viking như là một trong số ít các hiện vật có ý nghĩa đặc biệt được phát hiện trong thời gian gần đây tại địa điểm South Main Street.
Nhiều người cho rằng thanh kiếm bằng gỗ 1.000 năm tuổi đã từng là một vật dụng được các thợ dệt nữ sử dụng. Nó được những người phụ nữ dùng để nện vào những chỗ trên khung dệt. Trong khi đó, phần đầu nhọn của thanh kiếm sẽ đảm nhiệm việc tách và chọn các sợi chỉ để tạo ra hoa văn.
Ông Hurley cho biết: "Trong một thời gian dài, người ta cho rằng ảnh hưởng của Vilking mạnh nhất ở Dublin và Waterford (Ireland), nhưng các bằng chứng mới cho thấy Cork cũng là thành phố bị ảnh hưởng rất lớn bởi vì nơi đây có cùng một nền văn hóa phát triển tương tự như hai thành phố trên".
Bên cạnh thanh kiếm gỗ 1.000 năm không mục nát, các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy các hiện vật khác, bao gồm bản địa đồ vẫn còn nguyên vẹn của 19 ngôi nhà Viking, dấu vết và tàn dư của lò sưởi trung tâm, vật liệu trải giường. Điều này cho thấy ảnh hưởng Viking ở thành phố Cork có thể sánh ngang với hai thành phố kia.
Một số đồ vật giống thanh kiếm của thợ dệt cũng được tìm thấy ở Wood Quay (Dublin). Tuy nhiên, chúng không được bảo quản nguyên vẹn và khéo léo như phát hiện này.
Thanh kiếm gỗ 1.000 năm: Phát hiện quan trọng về ảnh hưởng của người Viking
Dù được làm từ gỗ nhưng thanh kiếm Viking lại không hề bị mục nát sau thời gian tới 1.000 năm. Điều này có thể là bằng chứng quan trọng khiến các nhà sử học phải xem lại về Viking, những kẻ đã xâm lược Bắc Âu và có nhiều ảnh hưởng nhiều nhất ở các thành phố như Dublin và Waterford.
Được phát hiện vào tháng 5/2016, nhưng thanh kiếm gỗ 1.000 năm và các cổ vật khác chỉ mới được nghiên cứu sau khi Đại sứ Na Uy Else Berit Eikeland tới thăm Bảo tàng Công cộng Cork vào tháng 9/2017.
Sau khi được cầm trong tay một thanh kiếm Viking bị giấu kín tới khoảng 1.000 năm, Tony Fitzgerald, thị trường của thành phố Cork, chia sẻ với tờ The Irish Times: "Thanh kiếm ở trong tình trạng hoàn hảo".
Theo dự kiến, việc bảo tồn thanh kiếm gỗ và các cổ vật sẽ được hoàn thành vào đầu mùa hè năm 2018 và nhiều khả năng sẽ tổ chức một cuộc triển lãm cho thấy ảnh hưởng của người Viking ở Cork.
Thanh kiếm gỗ không phải là phát hiện đầu tiên có mối liên hệ với người Viking. Trước đó, các chuyên gia cũng tìm thấy một số thanh kiếm bằng kim loại có niên đại hơn 1.000 năm nhưng không may là chúng bị gỉ sét và không được nguyên vẹn như phát hiện trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?