'Thủy Hử' có Võ Tòng đánh hổ: Thực tế thì con người có thể tay không đánh hổ hay không?
Tại sao hổ mang chúa không hề hấn gì khi bị các loài rắn độc cắn trả, nó có miễn nhiễm với nọc mọi loài rắn? / Khỉ con ranh mãnh thoát nanh vuốt báo, lừa hổ ngã đau
"Võ Tòng đánh hổ" là một trong những điển tích nổi tiếng nhất trong "Thủy Hử" - tác phẩm được mệnh danh là "Tứ đại danh tác" của văn học cổ điển Trung Hoa. Nhân vật Võ Tòng mà nhà văn Thi Nại Am (1296 - 1370) xây dựng là người có sức mạnh phi thường có thể giết hổ bằng tay không.
"Thủy Hử" nổi tiếng đến nỗi qua hàng trăm năm, nhiều thế hệ đã nghĩ rằng Võ Tòng là một nhân vật lịch sử có thật, cũng như sức mạnh giết hổ đó là có thật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc con người giết hổ bằng tay không là điều không khả thi! Đặc biệt nếu bạn phải đối mặt với một con hổ trưởng thành khỏe mạnh.
Hổ hay còn quen thuộc với những cái tên như cọp, hùm, ông ba mươi, ông kễnh là một loài động vật có vú thuộc Họ Mèo.
Hầu hết các loài hổ được biết đến với bộ lông có các sọc vằn dọc sẫm màu trên nền đỏ cam và phần bụng trắng. Hổ là loài lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ 3 trong các loài thú ăn thịt (sau gấu Bắc Cực và gấu nâu), chúng còn là biểu tượng quốc gia của nhiều nước như Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia.
Hiện có 9 phân loài hổ đang tồn tại trong tự nhiên, lớn nhất là hổ Siberia với cơ thể con đực có thể dài tới 3 mét, đuôi dài 1 mét, trọng lượng trung bình khoảng 350 kg. Cá thể hổ Siberia lớn nhất được tìm thấy ở Nga nặng 780 kg, dài 4m. Loài nhỏ nhất là hổ Sumatra, nhưng dù là loài nhỏ nhất thì hổ đực cũng nặng tới 100-150 kg, hổ cái nặng 75-100 kg.
Nếu nghe đến đây bạn vẫn còn hy vọng rằng thể hình đồ sộ có thể dẫn đến hoạt động tứ chi không linh hoạt thì bạn đã lầm. Hổ là một sát thủ hoàn hảo kết hợp giữa sức mạnh và tốc độ.
Hổ là động vật săn mồi theo kiểu rình và vồ, chúng thích nơi có lùm cây để ẩn nấp, tấn công bất ngờ.
Khi săn mồi, hổ tiếp cận con mồi một cách rón rén, tận dụng những thân cây, bụi rậm, mỏm đá để ẩn mình, sau đó di chuyển một cách cẩn trọng và nhẹ nhàng không gây ra tiếng động, ép sát con mồi rồi tung cú vồ không thể chống lại.
Hổ có lực cắn mạnh lên tới 738.000 kg/m2, gần gấp đôi so với lực cắn của sư tử. Đối với những loài thú nhỏ, cân nặng chưa bằng một nửa trọng lượng cơ thể của con hổ, thì chúng giết con mồi bằng cách cắn vào gáy, dùng răng nanh kẹp chặt đốt xương cổ, dùng sức mạnh của hàm bẻ gãy xương cổ, tách chúng ra khỏi tủy sống.
Đối với những con mồi lớn hơn, chúng thường cắn vào cổ họng và ép chặt khí quản của con mồi làm chúng nghẹt thở và chết nhanh hơn
Tất cả những số liệu thực tế cho thấy rằng, khả năng con người có thể tay không giết hổ là một con số không tròn trĩnh!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường
Chân dung nữ Anh hùng lái máy xúc duy nhất ở Việt Nam, là con nuôi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng