Đánh cờ thua thị vệ, 15 ngày sau phát hiện xác đối phương cạnh bàn cờ, Khang Hi xấu hổ nói 1 câu lưu danh thiên cổ
Vua Khang Hy và những sự thật chưa được nhắc đến trong phim / Không chỉ có Hàm Hương của Càn Long mà Khang Hy cũng có một phi tần tỏa hương thơm ngát
Nếu hỏi vị Hoàng đế nào tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, vậy thì người đó chắc chắn là Khang Hi. Khang Hi là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh, lên ngôi năm 8 tuổi, 14 tuổi bắt đầu đích thân chấp chính, tại vị trong suốt 61 năm, là vị Hoàng đế tại vị lâu nhất lịch sử Trung Quốc.
Trong thời gian đầu Khang Hi chấp chính, tình hình trong nước vô cùng nguy cấp, trước tình hình đó, Khang Hi kiên trì sử dụng binh lực trên quy mô lớn, lấy việc thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ làm tiêu chuẩn trị quốc, sau cùng ông cũng đã xây dựng được thế cục chính trị quốc thái dân an.
Trong thời gian Khang Hi Đế trị vì, cũng đã từng gặp phải chuyện thần tử đoạt quyền, nhưng Khang Hi đã dựa vào năng lực của chính mình để giành lại toàn bộ quyền lực, từ đó có thể thấy được ông thực sự là một Hoàng đế có tài năng xuất chúng.
Từ xưa, Hoàng đế vốn tính đa nghi và có lẽ Khang Hi Đế chính là Hoàng đế đa nghi nhất trong các vị Hoàng đế.
Khang Hi là người bảo vệ sự thống nhất đa dân tộc của Trung Hoa, ông là người xây dựng nền móng cho sự hưng thịnh của vương triều Đại Thanh, mở ra thời đại "Khang Càn thịnh thế", kỳ tích của ông được các thế hệ sau ca ngợi là "vị Hoàng đế nghìn năm có một".
Trong thời gian Khang Hi Đế trị vì, ông đã đem lại nhiều phúc lợi cho dân chúng, Khang Hi làm gì cũng tốt nhưng lại có một khuyết điểm vô cùng lớn, đó chính là đa nghi.
Từ xưa, Hoàng đế vốn tính đa nghi, nhưng tính đa nghi của Khang Hi lại càng nghiêm trọng, nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh lớn lên của chính ông.
Từ khi còn rất nhỏ, Khang Hi Đế vốn đã rất đa nghi, mẹ của ông là một phi tử không được Thuận Trị Đế sủng ái, cho nên khi còn nhỏ ông không nhận được nhiều sự quan tâm, mẫu thân thì suốt ngày chỉ nghĩ đến việc tranh giành sủng ái chứ không có thời gian dạy dỗ ông, từ nhỏ đến lớn người luôn dạy ông cách bày mưu tính kế, dốc lòng bồi dưỡng ông chỉ có duy nhất Hiếu Trang Thái Hậu.
Lớn lên trong hoàn cảnh tâm lý bất an lo lắng nên Khang Hi chẳng tin tưởng ai, ngay chính thần tử bên cạnh ông, ông cũng không tin tưởng hoàn toàn, song cũng chính sự đa nghi này của ông mà sau này đã dẫn đến việc Cửu tử đoạt đích (chín vị hoàng tử tranh giành ngôi báu).
Tính đa nghi của Khang Hi khiến thần tử đều sợ hãi
Bởi vì tính cách đa nghi, nên các thần tử bên cạnh Khang Hi luôn phải vô cùng cẩn thận, chỉ sợ sơ sẩy cái thôi là sẽ rơi mất đầu. Có thể nói Khang Hi chính là nhân vật điển hình cho câu "gần vua như gần hổ", vì sợ sệt mà có người thậm chí chưa bị phạt đã chết.
Trong thời gian Khang Hi trị vì đã từng xảy ra một chuyện, đó là Khang Hi đánh cờ thua thị vệ, 15 ngày sau người ta phát hiện ra xác của thị vệ .
Trong "Thanh quan mật án" có ghi chép rằng, vào mùa thu năm 1698, Khang Hi dẫn theo quan lại trong triều đến bãi săn Mộc Lan săn thú, họ săn bắn tốt, khi về tâm trạng rất vui vẻ.
Bấy giờ, Khang Hi đang yêu thích chơi đánh cờ, nên đã gọi Lý Quang Địa đến đánh cờ cùng mình. Chơi cờ cùng vua có thể nói là một việc rất nguy hiểm, nếu bạn cứ thua mãi, Hoàng đế sẽ hoài nghi bạn đang cố tình nhường, nhưng nếu bạn thắng mãi thì Hoàng đế sẽ cho rằng bạn đang có ý khinh thường, không tôn trọng, áp đảo vua.
Lý Quang Địa là cận thần bên cạnh Khang Hi Đế nên đã sớm hiểu rõ tính cách của Khang Hi, khi hạ cờ với vua luôn nhẹ nhàng phối hợp, khiến Khang Hi Đế thắng một cách vui sướng.
Nhưng Khang Hi Đế lại chưa hài lòng với điều đó, ông cho gọi tất cả bá quan văn võ đến cùng nhau đánh cờ, đến cuối cùng thắng tất cả mọi người.
Dẫu vậy, Khang Hi vẫn cảm thấy rất vô vị, bèn lệnh: "Nếu ai có thể chơi cờ thắng trẫm, sẽ được ban thưởng trăm lượng hoàng kim, thăng quan ba cấp."
Trước hấp dẫn lớn như thế, nhiều người không kìm nén được đã ra mặt. Bấy giờ, Nhân Phúc – một thị vệ bên cạnh Khang Hi bày tỏ muốn được cùng vua đấu cờ.
Nhân Phúc cũng là một cao thủ chơi cờ, trên bàn cờ, Nhân Phúc đánh cờ như hoa trôi nước chảy, khiến Khang Hi toát mồ hôi lạnh, nhận thấy Khang Hi Đế sắp thua, thái giám bên cạnh Khang Hi Đế bèn kề tai vua nói: "Bệ hạ, vừa nãy có một con hoẵng trắng chạy ngang qua, hay là ngài qua xem một chút?"
Khang Hi nghe thấy đây là cái cớ tốt, bèn dặn Nhân Phúc đợi ông quay lại, không được phép rời đi, sau đó đi ra ngoài.
Đến tối, Khang Hi cũng quên luôn ván cờ kia, quay về thẳng phòng ngủ, mấy ngày sau đó cũng không hề nhớ tới có một thị vệ đang cùng mình chơi cờ, đến khi Khang Hi nhớ ra đã là 15 ngày sau.
Nhưng bấy giờ Nhân Phúc đã sớm biến thành một bộ thi thể, đến chết vẫn ngồi bên cạnh bàn cờ, yên lặng tuân theo ý chỉ của Khang Hi Đế đợi vua quay về. Nhân Phúc chết vì đói.
Nhìn thấy cảnh này, Khang Hi trong lòng vô cùng xấu hổ, nói: "Quân không giữ chữ tín, nào xứng làm quân?" Đồng thời thực hiện đúng lời hứa khi trước, ban thưởng cho người nhà Nhân Phúc trăm vạn lượng hoàng kim, còn truy phong chức quan cho Nhân Phúc và tổ chức an táng cho người thị vệ xấu số.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ