Khám phá

'Thủy quái' cực hiếm và kỳ dị nhất đại dương lượn lờ trên mặt biển, hàng trăm nghìn người sục sôi khi biết danh tính

Đoạn video về sinh vật biển xinh đẹp cực hiếm khiến hàng nghìn người trên khắp thế giới choáng váng sau khi được lan truyền rộng rãi.

Những sự thật thú vị về việc nuôi chó làm thú cưng vào thời Trung cổ: Chó thể hiện đẳng cấp quý tộc / Chậu bưởi có hình rồng vừa trưng bày, đại gia xuống tiền mua luôn giá 250 triệu

Đoạn clip dài cho thấy loài động vật "biển sâu" đầy màu sắc này lướt trên bề mặt đại dương giữa cầu cảng và một dãy thuyền kayak. Không rõ đoạn video được quay ở đâu, nhưng có thể thấy một nhóm nhân chứng nói tiếng Tây Ban Nha đang đi dọc theo sinh vật dài khi nó đến gần họ.

Hai người sau đó cúi xuống để nhìn kỹ hơn, khiến sinh vật lao ra khỏi bến tàu. "Đó là mực hay gì vậy?", một người đàn ông hỏi, người kia trả lời: "Thứ gì đó tương tự".

"Nó đang vội. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì như vậy trước đây. Tôi nghĩ nó là họ nhà mực", người này tiếp tục.

sinh-vat-hiem-xuat-hien-tren-be-mat-bien-1-1704274033.jpg
Đoạn video đáng kinh ngạc về con bạch tuộc chăn bơi trên bề mặt đại dương đã được lan truyền rộng rãi. Nguồn: Facebook

Đoạn video về phát hiện "rùng rợn" nhưng "hay ho" này nhanh chóng lan truyền sau khi được đăng lên trang Facebook của một người dẫn chương trình vào ngày 1/1. Chỉ sau vài ngày, video đã thu hút hơn 500.000 lượt xem và được đăng lại trên các trang khác.

Trong khi một số cư dân mạng cho rằng sinh vật này là "cá mái chèo" hay "mực khổng lồ" thì một số người khác xác định nó là bạch tuộc chăn.

Giảng viên sinh vật học dưới nước, Tiến sĩ Benjamin Mos nói với Yahoo News Australia rằng loài nhuyễn thể nhìn thấy trong clip dường như là một con bạch tuộc chăn. Ông giải thích: "Có 4 loài bạch tuộc chăn, tất cả đều hiếm khi xuất hiện trước mắt con người. Điều này là do chúng có xu hướng sống ở vùng biển rộng và di chuyển nhiều nơi để tìm kiếm con mồi (thường là cá)".

Một số khán giả bày tỏ lo ngại về con bạch tuộc vì nó được quay bơi trên mặt nước vào ban ngày. Tiến sĩ Mos nói rằng đây là "hành vi không điển hình đối với hầu hết các động vật biển".

"So với những hình ảnh và video khác về bạch tuộc chăn mà tôi đã xem, lớp áo (phần 'đầu' hình củ hành) có vẻ quá lớn hoặc phồng lên. Điều này có thể giải thích tại sao con vật dường như bơi trên mặt nước vào ban ngày", ông nói.

 

sinh-vat-hiem-xuat-hien-tren-be-mat-bien-2-1704274087.jpg
Vào năm 2022, một con bạch tuộc chăn chỉ được phát hiện lần thứ tư ngoài khơi đảo Lady Elliot trên Rạn san hô Great Barrier. Ảnh: ABC/Jacinta Shackleton

Bạch tuộc cái có chiều dài khoảng 2m, trong khi đó con được chỉ dài 2,4cm, nhỏ hơn quả óc chó. Chúng được tìm thấy ở cả đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới, sống giữa các rạn san hô.

Vào năm 2022, một con bạch tuộc chăn - có khả năng miễn dịch với vết đốt chết người của sứa - được phát hiện lần thứ 4 ngoài khơi đảo Lady Elliot trên Rạn san hô Great Barrier. Nhà sinh vật học Jacinta Shackleton, người thực hiện khám phá này, nói với ABC vào thời điểm đó: “Tôi thực sự rất phấn khích và không thể ngừng la hét trong ống thở của mình”.

- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm