Khám phá

"Thủy quái" xông vào nhà dân sau trận mưa lớn

Hình ảnh thú vị của sinh vật này khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt xem nó thực chất là con gì.

Lại chụp được "thủy quái" trên hồ Loch Ness / Thêm một giả thuyết khác về thủy quái hồ Loch Ness được đưa ra

Cách đây ít giờ, dân mạng xôn xao hình ảnh về một sinh vật kỳ lạ đi lạc vào nhà dân. Theo đó, sau trận mưa lớn, một cửa hàng ở Nhật Bản bất ngờ phát hiện "thủy quái" này ngay trước cửa.

Gọi nó là "thủy quái" bởi trông nó rất xấu xí với cái miệng rộng ngoác, da sần sùi, mắt bé ti hí và toàn thân mang 1 nàu nâu đen.

Đến tận cửa hỏi thăm nhà dân sau trận mưa lớn, chú cá kỳ lạ khiến dân mạng tranh cãi: "Đây là cá trê đại bự phiên bản mọc chân?" - Ảnh 1.
Chủ cửa hàng đăng tải thắc mắc của mình về loài vật này lên mạng và sau đó đã gây ra cuộc tranh cãi rôm rả về danh tính của nó.

Ngay sau khi đăng tải, bài đăng đã gây sốt trên mạng xã hội. Nhiều người tỏ ra thích thú khi lần đầu được chứng kiến sinh vật dù xấu xí nhưng cũng rất thú vị.

Cư dân mạng tranh cãi nhau về danh tính của nó. Có người thì cho rằng đây là cá trê chưa tiến hóa hết, có kẻ lại thấy nó giống nhân vật "Sún tất" phiên bản không có cánh trong phim hoạt hình, thậm chí nhiều ý kiến cũng nghi ngờ rằng sinh vật này có họ hàng với nhà thằn lằn.

Sinh vật kỳ lạ này có cái miệng rộng ngoác, kéo dài theo hết chiều rộng của phần đầu.

Tuy nhiên, thực chất nó chính là kỳ nhông khổng lồ Nhật Bản (còn có tên gọi khác là cá sơn tiêu lớn). Chúng là loài sinh vật lưỡng cư lớn thứ 2 thế giới với chiều dài khoảng 1,5m, và nặng đến 25kg. Nó thường sống ở vùng sông phía Tây Nam.

Đây là loài được đánh giá rất hiền lành, chỉ ăn thịt tôm, cá nhỏ chứ chẳng mấy khi gây hại được cho loài nào to lớn hơn. Mặc dù có thể sống cả ở trên cạn nhưng chúng thường ẩn dật dưới nước. Bởi cơ thể nặng nề, di chuyển chậm cộng với đó là đôi mắt kém khiến chúng ít khi lộ diện để tránh nguy hiểm.

Đến tận cửa hỏi thăm nhà dân sau trận mưa lớn, chú cá kỳ lạ khiến dân mạng tranh cãi: "Đây là cá trê đại bự phiên bản mọc chân?" - Ảnh 3.
Có thể chú kì nhông này đêm qua thò lên mặt nước để kiếm ăn và bị dòng nước rút đùn đẩy về đến nhà dân.
1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm