"Thuyết âm mưu" đằng sau hành động phá án oan chấn động Thanh triều của Từ Hy thái hậu
Vụ ám sát chấn động lịch sử: Dấu chấm hết cho chế độ Cộng hòa La Mã hùng mạnh / 4 cái chết ly kỳ nhất của các Hoàng hậu nhà Thanh: Đâu chỉ có chuyện nuốt kim, tuyệt thực
Được biết tới là người thống trị thực sự vào giai đoạn Vãn Thanh, nhưng danh tiếng của Từ Hy Thái hậu từ trước nay vẫn không hề tốt đẹp. Dưới sự cai trị của bà, Thanh triều trở nên hủ bại vô năng, quốc gia dân tộc liên tục chịu nhiều kiếp nạn.
Trong bối cảnh ấy, việc mà Từ Hy dốc hết tâm sức vốn không phải quốc sự triều chính mà là ăn chơi hưởng lạc, chẳng màng tới sự tồn vong của giang sơn đại nghiệp.
Với những tiếng xấu như bán nước cầu vinh, nhũng nhiễu dân chúng, lũng đoạn triều chính… hậu thế đời sau mỗi khi nhắc tới vị Lão Phật gia này đều vô cùng uất hận, coi bà là "tội nhân" trong lịch sử Trung Quốc.
Thế nhưng suốt mấy chục năm nắm quyền, phải chăng Từ Hy chẳng làm nổi một chuyện có ích? Kỳ thực không phải như vậy!
Lúc còn tại vị, Từ Hy Thái hậu còn từng hóa giải một án oan khiến người thời bấy giờ đều phải vỗ tay khen ngợi. Đó chính là một trong "tứ đại kỳ án" thời nhà Thanh, được biết tới với cái tên "Dương Nãi Vũ và Tiểu Bạch Thái".
Án oan thấu trời kinh động tới triều đình
Hai nạn nhân trong vụ án oan này chính là Dương Nãi Vũ và Tiểu Bạch Thái.
Dương Nãi Vũ vốn là người huyện Dư Hàng (Chiết Giang), thi đỗ Cử nhân vào năm 1873. Sinh thời, Dương cử nhân lấy việc cứu tế, giúp đỡ người nghèo làm niềm vui, lại hết mực căm hận bè lũ quan lại tham ô.
Trước kia, Dương Nãi Vũ từng công khai tố cáo Tri huyện Dư Hàng là Lưu Tích Đồng nhận hối lộ. Cũng từ đó, mối quan hệ của ông với Tri huyện họ Lưu này nảy sinh mâu thuẫn.
Tiểu Bạch Thái có tên đầy đủ là Tất Tú Cô, vốn là một thiếu phụ trẻ tuổi xinh đẹp thời bấy giờ. Chồng của mỹ nữ họ Tất tên Cát Phẩm Liên, xuất thân là một người làm đậu.
Bấy giờ, hai vợ chồng họ có thuê một gian nhà ở phía sau hậu viên của Dương Nãi Vũ.Cũng bởi thuê nhà tại Dương gia, Tất Tú Cô và Dương Nãi Vũ khó tránh khỏi thường xuyên chạm mặt.
Dương tiên sinh nổi tiếng có tính tình hào phóng, vật chất dư giả. Nếu so với vị Cử nhân ấy, anh chàng làm đậu Cát Phẩm Liên chẳng những nghèo khổ lại còn hay mắc bệnh, vốn dĩ không xứng với cô vợ xinh đẹp của mình.
Người đời theo lối suy nghĩ ấy mà rêu rao tin đồn rằng Tất Tú Cô cùng Dương Nãi Vũ có tư tình. Không ngờ rằng sau này chính lời đồn ấy quả thực đã khiến họ gặp họa.
Lợi dụng những tin đồn thất thiệt về quan hệ của Dương Nãi Vũ và Tất Tú Cô, Tri huyện Dư Hàng đã nhân cơ hội hãm hại hai người. (Ảnh minh họa).
Vào tháng 10 Đồng Trị thứ 20 (tức năm 1873), Cát Phẩm Liên bỗng nhiên chết bất đắc kỳ tử. Người nhà họ Cát lập tức đi báo quan.
Nhận được tin này, Tri huyện Dư Hàng là Lưu Tích Đồng cho người tới nhà Dương Nãi Vũ điều tra.
Họ Lưu này vốn đã có tư thù với Dương Cử Nhân, liền viện cớ khẳng định Cát Phẩm Liên chết vì bị đầu độc, lại vin vào tin đồn Dương Nãi Vũ và Tất Tú Cô có tư tình, hạ lệnh bắt giam cả hai.
Hai người cương quyết thanh minh, nhưng Lưu Tích Đồng vốn đã muốn báo thù riêng, nhiều lần dùng cực hình tra khảo. Không thể chịu nổi sự đau đớn về thể xác, Dương Nãi Vũ và Tất Tú Cô buộc phải nhận tội danh đầu độc Cát Phẩm Liên.
Vào thời bấy giờ, mỗi vụ án, đặc biệt là các vụ án mạng nghiêm trọng đều phải trình lên cho bộ hình xem xét mới có thể kết tội.
Dương Nãi Vũ và Tất Tú Cô vì quá oan uổng nên nhiều lần tìm cách phản cung, thế nhưng quan lại thi nhau bao che khiến họ chẳng có cách nào thanh minh.
Khi đó, người nhà họ Dương không còn cách nào khác, đành lên kinh đưa cáo trạng. Thậm chí tới tờ "Trình Báo" lúc bấy giờ cũng đăng tin về vụ án này, có cả ký giả ngoại quốc quan tâm theo dõi.
Thông tin về vụ án oan khốc ấy chẳng mấy chốc đã đánh động tới triều đình và Từ Hy Thái hậu.
Hành động nằm ngoài dự đoán của Lão Phật gia
Trước sự vụ vốn chẳng phải hiếm này, Từ Hy Thái hậu đã có hành động khiến cho ai nấy đều phải bất ngờ. (Ảnh minh họa).
Vốn dĩ rất nhiều quan viên lúc bấy giờ đều tin rằng, Từ Hy nhất định sẽ chẳng quan tâm tới sự sống chết của hai người kia. Bởi lẽ chốn quan trường vốn có nhiều chuyện bất cập, án oan cũng chẳng phải điều hiếm hoi gì.
Mỗi năm triều đình đều nhận được vô số lời kêu an của phạm nhân, nhưng Từ Hy đều "mắt nhắm mắt mở" bỏ qua.
Nào ngờ lần này Lão Phật gia lại đích thân vào cuộc làm rõ, hạ lệnh cho khâm sai đại thần điều tra kỹ vụ án. Sau nhiều lần tra xét kỹ càng, chân tướng vụ việc cuối cùng cũng được công khai.
Theo đó, Cát Phẩm Liên vốn phát bệnh mà chết chứ không phải vì trúng độc. Dương Nãi Vũ và Tất Tú Cô trước đó buộc phải nhận tội vì bị Tri huyện ép cung. Hai nạn nhân nhiều lần kháng án không thành là do quan dưới bao che cho nhau.
Cuối cùng, Từ Hy hạ chỉ cách chức tất cả các quan lại có dính líu tới vụ án oan này. Những người bị truy cứu trách nhiệm sau vụ án còn lên tới cả trăm quan viên.
Riêng Tri huyện Lưu Tích Đồng bị lưu đày tới Hắc Long Giang. Tuần phủ Chiết Giang, Học chính Chiết giang, Tri phủ Hàng Châu… cùng nhiều quan chức khác bị giam vào ngục nhiều năm, vĩnh viễn không được làm quan.
Cứ như vậy, hệ thống quan lại thuộc khu vực Chiết Giang – Phúc Kiến nhanh chóng được Thái hậu "thay máu" chỉ sau một vụ án.Còn sự kiện Từ Hy giải án oan cho hai thường dân được trăm họ vỗ tay khen ngợi, nhà nhà tán dương.
Chỉ tiếc rằng, Dương Nãi Vũ vì chịu khổ hình trong ngục nên đã sớm tàn phế. Tất Tú Cô sau khi được phóng thích cũng xuống tóc làm ni cô, nương nhờ cửa phật. Hai người sau này không còn liên lạc.
"Thuyết âm mưu" phía sau việc làm chính nghĩa của Từ Hy
Phải chăng việc tốt của Từ Hy còn có mục đích bí ẩn nào khác? (Ảnh minh họa).
Xoay quanh công trạng hiếm có của Từ Hy Thái hậu, các nhà nghiên cứu sử học trên trang Qulishi có đưa ra nhận định rằng: Lão Phật gia bỗng nhiên thụ lý vụ án này vốn là có ẩn ý.
Nguyên nhân chủ yếu là bởi vụ án này xảy ra không lâu sau khi tương quân dưới sự thống lĩnh của Tăng Quốc Phiên diệt trừ Thái Bình Thiên Quốc.
Sau sự kiện trên, những binh lính tham gia tương quân có rất nhiều người ra làm quan, đảm nhiệm đủ chức vụ lớn nhỏ từ Tri huyện, Tuần phủ cho tới Tổng đốc.
Việc khắp nơi trên cả nước có tương quân cai quản vô hình trung đã tạo thành thế cục binh binh lính nắm quyền.
Từ Hy ngoài mặt dù cổ vũ cho điều này, nhưng trong thâm tâm vẫn hết sức dè chừng. Vì thế, bà thừa dịp Chiết Giang xảy ra án oan, tiến hành "thay máu" một loạt các quan lại có xuất thân từ tương quân, dùngquan sai triều đình thay thế.
Rất có thể, đây mới là mục đích cuối cùng của Tây Thái hậu khi ra tay giải oan cho Dương Nãi Vũ và Tất Tú Cô.
Nhưng dù "thuyết âm mưu" phía sau hành động ấy có ra sao, thì hậu thế vẫn không thể phủ nhận được rằng đây là một trong những việc làm tích cực của Thái hậu.
Kỳ thực, trong giai đoạn trị vì của mình, Tây Thái hậu cũng làm được một số chuyện tốt, chỉ tiếc rằng tội trạng quá nhiều, khiến công trạng của bà cũng dần bị vùi lấp và lãng quên.
Cùng với việc giúp đỡ Tả Tông Đường thu phục Tân Cương, câu chuyện Từ Hy giải án oan đã trở thành những quyết định sáng suốt nhất trong suốt giai đoạn cầm quyền của bà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé