Khám phá

Nàng dâu dám "bật" lại cả mẹ chồng là Từ Hy Thái hậu và câu trăng trối cuối cùng khiến người đàn bà quyền lực phải hổ thẹn

Sau khi bị mẹ chồng buộc tội vi phạm quy định dòng dõi Hoàng tộc, Trân phi đã lên tiếng phản bác.

Siêu hố đen đang lớn rất nhanh khiến các nhà khoa học 'đau đầu' / CLIP: Tục bó chân 'gót sen' và nước mắt của thiếu nữ Trung Quốc

Từ Hy Thái hậu là một trong số những người phụ nữ hiếm hoi quyền lực nhất thời phong kiến Trung Quốc.

Vị Thái hậu khét tiếng nhà Thanh không chỉ bởi lối sống xa hoa, nữ quyền mà còn bởi khả năng thao túng người khác.

Đối với Từ Hy, "theo bà thì sống, chống bà thì chết". Nhưng bên cạnh hàng nghìn kẻ xu nịnh vẫn có những đối tượng khiến Từ Hy thấy chướng tai gai mắt.

Đó chính là Trân phi - một trong số những phi tần xinh đẹp, tài giỏi được Hoàng đế Quang Tự sủng ái.

Xuất thân thấp kém nhưng lại được vua sủng ái hơn cả Hoàng hậu

Trân phi xuất thân từ Mãn Châu Tương Hồng kỳ Tha Tha Lạp thị - dòng dõi tương đối thấp kém. Trong lần 4 lần tuyển tú nữ, Trân thị đã trải qua rất nhiều thử thách cùng chị gái của mình được tuyển vào cung.

Nổi bật hơn các phi tần khác bởi ngoại hình lại thông minh sắc sảo nên Trân phi trở thành ái thiếp được Quang Tự sủng ái nhất.

Lý giải sự ưu ái này, các nhà sử học đã căn cứ vào những hình ảnh lưu lại cho đến nay thì so với Hoàng hậu và người chị của mình là Cẩn phi, Trân phi nổi bật hơn cả.

Chân dung nàng Trân phi được vua Quang Tự sủng ái.

Hơn nữa, ở thời bấy giờ khi phụ nữ được quy định không chỉ chăm lo thêu thùa may vá thì Trân phi lại rất hứng thú với chuyện chính sự.

Với sự hiểu biết và tư duy linh hoạt, Trân phi khiến Hoàng đế cảm thấy thoải mái khi ở bên nàng trong mọi lúc kể cả luận bàn chính sự.

Ở Trân phi toát lên vẻ đẹp năng động, tươi trẻ, khí chất phóng khoáng làm Quang Tự luôn có cảm giác mới mẻ, say mê.

Bị ghét vì có quá nhiều điểm tương đồng với mẹ chồng

Theo như cuốn "Những năm thứ hai của triều đại nhà Thanh", Từ Hy Thái hậu lúc đầu rất ưng ý với cô con dâu thông minh, xinh đẹp Trân phi ấy.

Nói về tính cách, Trân phi được đánh giá là có khá nhiều điểm tương đồng với Thái hậu Từ Hy. Trân phi vừa có nhan sắc lại vừa có trí tuệ.

Cũng như mẹ chồng của mình, Trân phi thông thạo cả thư pháp, đàn, hát, đánh cờ và có thể viết được bằng cả tay trái.

Đặc biệt nàng thích quan tâm đến những việc quốc gia đại sự. Nhưng Trân phi càng nhiều ưu điểm, càng tỏ ra xuất chúng thì lại khiến Thái hậu không vừa mắt.

Quang Tự mải mê đắm chìm trong tình yêu với Trân phi mà quên đi Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị là cháu gái của Từ Hy Thái hậu.

Và việc Trân phi tham mưu quá nhiều cho Hoàng đế trong việc triều chính đã khiến Từ Hy mất đi cái uy của mình với Quang Tự.

Ban đầu, Từ Hy luôn ép Hoàng đế ngủ lại trong cung Hoàng hậu nhằm chia rẽ tình cảm giữa Người và Trân phi. Nhưng cô con dâu cũng chẳng vừa.

Trân phi không sợ hãi trước cường quyền, dùng những điều chân thật nhất để giữ trái tim Hoàng thượng. Kể cả Hoàng hậu hay thái giám Lý Liên Anh - người tâm phúc bên Thái hậu, Trân phi cũng chẳng "ngán ngẩm".

Nàng dâu dám bật lại cả mẹ chồng là Từ Hy Thái hậu và câu trăng trối cuối cùng khiến người đàn bà quyền lực phải hổ thẹn - Ảnh 2.

Từ Hy Thái hậu.

Theo những gì lưu trong sử sách, chính sự sủng ái của Quang Tự đã đưa Trân phi lên một vị thế vững chãi trong chốn hậu cung. Và do đó nàng trở nên cao ngạo và có chút tự đại.

Căn cứ Thanh triều chế độ, hàng Phi được ban mỗi năm 300 lượng bạc, Tần là 200 lượng. Xét theo hồ sơ phí tổn của Cẩn phi - chị gái Trân phi, việc sinh hoạt trong cung của hai chị em khá là cao.

Theo nhiều cách nói, Trân phi ưa tiêu xài, đến đây lại cậy sủng, do vậy rất nhiều người muốn được ơn huệ của nàng mà nịnh hót.

Trân phi khi đó được đà học theo Từ Hy Thái hậu, thông đồng thái giám nhận tiền tiến cử quan viên mua chức.

Màn "bật" lại mẹ chồng Thái hậu có 1-0-2 trong lịch sử phong kiến nhà Thanh và lời trăng trối ám ảnh của cô con dâu bạc mệnh

Trong thời điểm ấy, quốc khố giảm sút, kinh tế khó khăn lại thêm sự việc của chị em Trân phi nên Từ Hy Thái hậu ban chỉ phạt 2 cô con dâu bằng cách giáng xuống làm Quý nhân.

Việc tiêu xài lãng phí chỉ là một phần, phần lớn do Từ Hy ôm hận bởi Trân phi đã can thiệp quá nhiều vào chính sự, khiến hệ thống quan lại đảo lộn, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Thái hậu.

Thậm chí bà còn bắt ép Trân phi phải hạn chế gặp Hoàng thượng.

Sau khi bị mẹ chồng buộc tội vi phạm quy định dòng dõi Hoàng tộc, Trân phi đã lên tiếng phản bác: "Tổ tông gia pháp vốn cũng đã tự có chỗ không tốt, thiếp nào có gan dám? Có chăng cũng chỉ là làm theo những gì Thái hậu dạy bảo". Trân phi nói thế chẳng khác nào phỉ báng Thái hậu. Đúng là một hành động táo bạo xưa nay hiếm.

Bản thân Trân phi luôn không phục Từ Hy Thái hậu bởi bà cấm đoán con dâu can thiệp chính sự, phạt nàng vì tội "khất khỉnh" do quy định triều đình đối với đàn bà xưa nay thế.

Nhưng chính Thái hậu lại luôn thao túng Quang Tự trong việc trị quốc. Thế nên sau sự việc đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lại càng căng thẳng.

Năm 1900, khi liên quân Tây Dương bắt đầu càn quét Bắc Kinh, biết không thể chống cự nên Từ Hy lập kế hoạch bỏ trốn. Tương truyền, giữa tình hình loạn lạc, Từ Hy mượn cớ này để nhổ đi cái gai trong mắt là Trân phi.

Bà cho gọi con dâu đến miệng giếng trong Tử Cấm Thành ép nàng phải tuẫn tiết theo vua. Biết "nước xa chẳng thể cứu được lửa gần" nên Trân phi đành chấp nhận số phận.

Nhưng trước khi chết nàng đã để lại 3 câu khiến Từ Hy hổ thẹn.

Nàng dâu dám bật lại cả mẹ chồng là Từ Hy Thái hậu và câu trăng trối cuối cùng khiến người đàn bà quyền lực phải hổ thẹn - Ảnh 3.

Vua Quang Tự và Trân phi.

"Hoàng thượng sẽ không để ta chết. Người thích trốn thì cứ việc trốn. Nhưng 'Hoàng thượng' thì không nên chạy trốn", Trân phi trăng trối trước khi chấp nhận cái chết.

Nghe qua có vẻ khó hiểu nhưng cách Trân phi ám chỉ Từ Hy là Hoàng thượng như nói lên tất cả.

Nàng muốn nhắc nhở người mẹ chồng hèn nhát của mình chỉ tham sống sợ chết.

Việc Từ Hy trước nay luôn can thiệp vào triều chính quyền lực còn cao hơn cả Quang Tự đã quá rõ ràng. Câu "Hoàng thượng thì không nên chạy trốn" chắc hẳn khiến Từ Hy có chút giật mình.

Giữa lúc hoạn nạn, khi vua chưa chết mà Thái hậu đã nghĩ đến việc chạy trốn quả là điều không đúng với lẽ thường. Bởi Quang Tự đâu phải con ruột của Từ Hy.

Trân phi nói quả không sai. Lẽ ra, từ trước đến nay Thái hậu tự coi mình là Hoàng đế thì đến lúc đất nước lâm nguy thế này bà cũng nên đứng ra đối diện chứ không phải lẩn tránh thế kia.

Mặc dù kế hoạch trừ khử con dâu đã thành công nhưng chắc hẳn lời Trân phi nói không khỏi khiến Từ Hy hổ thẹn sợ hãi.

Thế nhưng, sau khi Quang Tự trở về, đích thân Từ Hy Thái hậu đã truy phong cho Trân phi làm Trân Quý phi với lời khen "trinh liệt tuẫn tiết".

Mặc dù đến khi Phổ Nghi kế vị, bố cáo thiên hạ là Trân Phi tự sát, truy phong thành Thuận

Hoàng quý phi nhưng chiếc giếng chứng kiến bi kịch của vị ái phi được sủng ái nhất Thanh triều năm ấy đã được đặt tên là "giếng Trân phi" - là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất Cố cung với câu chuyện mẹ chồng nàng dâu truyền lại qua bao đời.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm