Vụ ám sát chấn động lịch sử: Dấu chấm hết cho chế độ Cộng hòa La Mã hùng mạnh
5 đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử đã kết thúc như thế nào / Điện Kremlin đã 'biến mất' trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như thế nào?
Julius Caesar
Gāius Jūlius Caesār (100 – 44 TCN) là một chính khách, nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng của Cộng hòa La Mã thời kỳ cuối. Ông đóng vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã.
Sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc ở Rome, từ nhỏ Caesar đã được tiếp xúc với cuộc sống chính trị. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Cộng hòa La Mã lúc bấy giờ.
Năm 69 làm quan coi quốc khố, đến năm 65 ông được đề bạt lên quan thị chính, Năm 61-60 TCN, ông giữ chức thống đốc của một tỉnh thuộc quyền cai trị của La Mã ở Tây Ban Nha. Năm 60 ông quay lại Rome, ký một hiệp ước với Pompey và Crassus, những người đã giúp Caesar được bầu làm quan chấp chính tối cao vào năm 59 TCN.
Được đánh giá là nhà quân sự, chính trị gia lỗi lạc nhất bấy giờ. Ông là người đã mở rộng lãnh thổ cai trị của đế chế La Mã, rồi sau đó lên nắm quyền và trở thành nhà độc tài của thành Rome, mở đường cho sự hình thành Đế quốc La Mã.
Nguyên tắc chiến đấu của Caesar là “đồng cam cộng khổ” với các binh sĩ. Ông không phải là vị tướng đi sau binh sĩ mà luôn sát cánh, bảo vệ và cùng chiến đấu với họ. Binh lính dưới quyền luôn tôn trọng, kính nể và yêu quý Caesar.
Từ một quý tộc của chế độ cộng hòa, Ceasar trở thành nhà lãnh đạo của La Mã lúc bấy giờ. Ông nắm trong tay nhiều quyền lực, tự phong mình là quan chấp chính tối cao và nhà độc tài. Caesar sử dụng quyền lực của mình để tiến hành những cải cách cần thiết, giảm nợ, mở rộng viện nguyên lão, xây dựng Quảng trường Iulium và sửa đổi lại lịch.
Cái kết bi thảm của Caesar
Thành công và những tham vọng của ông lúc bấy giờ là cái gai trong mắt của nhiều nguyên lão phe Cộng hòa.
Vụ ám sát Caesar là âm mưu của nhiều Nguyên lão, những người đã tự gọi mình là Người giải thoát. Có hơn 60 người tham gia vào vụ mưu sát này, chủ mưu là Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus.
Ngày Ides tháng 3 (tức 15 tháng 3) năm 44 TCN, Caesar bị họ đâm 23 nhát dẫn đến tử vong.
Cái chết của Caesar đã châm ngòi cho thời kỳ cuối cùng của cuộc nội chiến, đánh dấu sự kết thúc của nền Cộng hòa và mở đầu cho nhà nước La Mã cổ đại. Hoàng đế đầu tiên của La Mã cổ đại chính là Octavian - người cháu mà Caesar chỉ định làm người thừa kế.
Sự ra đi của Caesar chính là điều ‘mỉa mai’ cho dấu mốc quan trọng nhà nước La Mã lúc bấy giờ. Chế độ Cộng hòa La Mã sụp đổ đã khiến dân chúng thuộc các tầng lớp trung lưu và hạ lưu nổi giận. Họ cho rằng vì một nhóm nhỏ các quý tộc đã giết hại vị chủ soái vô địch của mình nên đất nước mới thành ra như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'